Người Ai Cập cổ đại chính là những "beauty blogger" đầu tiên trong lịch sử

Sự kiện: Chăm sóc da

Giới vương quyền Ai Cập cổ đại luôn đánh giá cao vẻ đẹp và sự hoàn hảo đến mức họ đi đầu trong các loại mỹ phẩm và các phương pháp làm đẹp tinh vi. Từ dầu thơm, trang điểm đến điều trị da để trì hoãn sự lão hóa, có thể nói Ai Cập chính là cái nôi của ngành thẩm mỹ. Thậm chí nhiều loại mỹ phẩm của chúng ta ngày nay là phiên bản cải tiến của các sản phẩm làm đẹp mà người Ai Cập cổ đại sử dụng hàng ngàn năm trước.

Phấn mắt được tạo ra bằng cách nghiền các loại đá khoáng chất

Công nghệ thời đó tuy thô sơ nhưng họ hề không giới hạn màu sắc.

Công nghệ thời đó tuy thô sơ nhưng họ hề không giới hạn màu sắc.

Ở Ai Cập cách đây cả ngàn năm, phấn mắt được tạo ra bằng cách nghiền các loại đá khoáng chất có màu sắc và trộn chúng với các thành phần khác, chẳng hạn như mỡ động vật để tăng cường độ bám dính và độ bền. Công nghệ thời đó tuy thô sơ nhưng họ hề không giới hạn màu sắc mà còn phát triển hàng loạt các sắc thái màu sắc. Như để tạo tông màu tối, họ sử dụng các chất như than củi hoặc galen. Màu xanh lá cây đậm được tạo thành bằng bột đá lông công (malachite). Với oxit đồng hoặc đất son, họ thu được các tông màu đỏ, cam và đồng. Trong khi màu tím và các tông độ khác nhau của nó được làm từ các sắc tố của các loại hoa.

Công nghệ kẻ mắt của người Ai Cập cổ đại được chúng ta kế thừa và phát triển cho đến ngày nay

Eyeliner ban đầu được làm cho những phụ nữ có vị trí xã hội để trang điểm.

Eyeliner ban đầu được làm cho những phụ nữ có vị trí xã hội để trang điểm.

Thời Ai Cập cổ đại, eyeliner là một loại phấn mịn, sẫm màu được dùng để vẽ những đường kẻ đen, dày làm nổi bật chiều sâu của mắt và tạo cảm giác bí ẩn. Chúng ban đầu được làm cho những phụ nữ có vị trí xã hội để trang điểm và thể hiện địa vị của họ. Tuy nhiên, do tính hiệu quả trong việc bảo vệ vùng da mắt cuối cùng nó được dành cho tất cả mọi người cả nam lẫn nữ thuộc mọi tầng lớp xã hội thời đó. Đến ngày nay, công nghệ vẽ eyeliner đã được phát triển và phổ biến rộng rãi, hầu như cô gái nào cũng có thói quen vẽ mắt khi trang điểm dù có đánh phấn mắt hay không.

Má hồng thời cổ đại "handmade" từ đất sét

Màu cam đỏ rất hợp với nước da của người Ai Cập.

Màu cam đỏ rất hợp với nước da của người Ai Cập.

Tô màu má hồng sẽ giúp cho vẻ ngoài trẻ trung, tươi tắn hơn và đây cũng là một thói quen có từ thời Ai Cập cổ đại. Bất kể giới tính hay địa vị xã hội, người Ai Cập thời đó rất thường xuyên đánh má hồng và các sản phẩm má hồng cũng vô cùng phổ biến. Vua chúa và những người giàu sẽ mua từ các công xưởng sản xuất còn những người ở tầng lớp thấp hơn sẽ tự làm ở nhà.

Họ handmade chúng từ đất sét, rất giàu oxit sắt nên có màu đỏ cam đặc trưng. Đầu tiên là rửa sạch và sàng lọc để tách các hạt oxit sắt ra khỏi các hạt cát. Sau đó phơi khô dưới ánh nắng Mặt Trời và nghiền chúng thành bột mịn. Khi lên da chúng không hề đậm mà còn rất tự nhiên và màu cam đỏ rất hợp với nước da của người Ai Cập.

Son môi được làm từ nguyên liệu chính là bọ cánh cứng và kiến

Màu đỏ Carmine là màu yêu thích của Nữ hoàng Cleopatra.

Màu đỏ Carmine là màu yêu thích của Nữ hoàng Cleopatra.

Thật ra nguời Sumer mới là các nhà phát minh ra son môi nhưng nền văn minh Ai Cập cổ đại đã phổ biến việc tô son cho môi. Màu đỏ Carmine là màu yêu thích của Nữ hoàng Cleopatra và nó được làm từ nguyên liệu chính là bọ cánh cứng và kiến. Son môi nhanh chóng trở nên phổ biến trong đất nước và công thức làm son được sáng tạo thêm, ví dụ như kết hợp các thành phần trái cây, hoa, lá và các loại côn trùng khác để tạo ra nhiều sắc thái màu sắc hơn. Ngoài màu đỏ, các màu được sử dụng phổ biến nhất là cam và xanh nước biển.

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ái Phương ([Tên nguồn])
Chăm sóc da Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN