Mụn ở cằm, nguyên nhân và cách khắc phục
Nổi mụn ở cằm thường là kết quả của chu kỳ kinh nguyệt. Nhưng nếu bạn đang phải đối mặt với tình trạng nổi mụn liên tục ở vùng này, bạn cần phải tìm hiểu nguyên nhân và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
Nguyên nhân nổi mụn ở cằm
Theo giới chuyên gia, mụn thường xuất hiện do lỗ chân lông bị tắc nghẽn. Dầu, tế bào da chết và bụi bẩn, vi khuẩn mắc kẹt trong lỗ chân lông sẽ gây ra tình trạng viêm nhiễm, dẫn đến nổi mụn.
Mặt khác, mụn do nội tiết tố xuất hiện đầu tiên xung quanh miệng, cằm và đường viền hàm. Đây là những mụn do nội tiết tố đến và đi trong suốt chu kỳ kinh nguyệt. Các nốt mụn thường xuất hiện trong thời kỳ rụng trứng hoặc ngay trước khi kỳ kinh nguyệt bắt đầu. Tuy nhiên, ngoài chu kỳ kinh nguyệt, đâu là nguyên nhân khiến cằm nổi mụn?
Mụn do nội tiết tố xuất hiện đầu tiên xung quanh miệng, cằm và đường viền hàm.
1. Mang thai: Một số lý do nội tiết tố khác gây ra mụn ở cằm có thể là do mang thai, dùng thuốc tránh thai và giai đoạn dậy thì. Trong khi nếu mụn ở cằm xuất hiện nhiều hơn, điều đó có thể cho thấy người đó đang bị PCOS (hội chứng buồng trứng đa nang) nặng.
2. Béo phì: Đó có thể là do tuyến giáp và buồng trứng đa nang hoặc thậm chí là do béo phì.
3. Kháng insulin: Nguyên nhân quan trọng khác là sự gia tăng yếu tố tăng trưởng insulin, tiêu thụ sữa dư thừa, thay đổi hệ vi sinh vật hoặc PH trên da.
4. Vệ sinh kém: Vi khuẩn và vệ sinh kém là những lý do phổ biến nhất gây ra mụn ở cằm, ngay cả chế độ ăn uống kém cũng có thể gây ra mụn như vậy, vì mụn ở cằm có liên quan đến ruột non và cho thấy sự tích tụ của độc tố.
Vi khuẩn và vệ sinh kém là những lý do phổ biến nhất gây ra mụn ở cằm.
Điều trị mụn ở cằm thế nào?
Giới chuyên gia đã tổng hợp một số mẹo đơn giản để điều trị mụn ở cằm:
1. Thuốc kháng sinh: Bằng đường uống, cả thuốc kháng sinh và thuốc tránh thai đều được chứng minh là có hiệu quả trong việc kiểm soát mụn trứng cá. Retinoids và sự kết hợp của benzoyl peroxide với adapalene, hoặc kem axit Azelaic là những cách tốt nhất để điều trị mụn ở cằm.
Đặc tính chống vi khuẩn của chúng giúp làm sạch và thông thoáng lỗ chân lông đồng thời kiểm soát việc sản xuất dầu thừa. Điều này đảm bảo giảm đau và viêm, mụn của bạn sẽ nhanh lành hơn.
Không nên chườm đá trực tiếp lên da.
2. Massage bằng đá: Mụn ở cằm có thể khá đau, chườm đá sẽ làm giảm sưng tấy và đỏ. Tuy nhiên, không nên chườm đá trực tiếp lên da, hãy bọc viên đá trong một miếng vải và đặt lên vị trí trong vài phút. Không ấn quá mạnh vì có thể làm mụn nổi thêm.
3. Tránh kỳ cọ: Tránh sử dụng các sản phẩm tẩy tế bào chết mạnh có thể làm rách bề mặt da và gây viêm thêm. Tránh các sản phẩm tẩy tế bào chết có xơ mướp, vỏ quả óc chó, muối biển hoặc đường trong thành phần chính của chúng.
4. Tránh trang điểm nhiều: Trang điểm có thể rất tốt trong việc che giấu mụn nhưng nó cũng có thể khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn nếu không được tẩy trang đúng cách khi mục đích của nó đã hết. Thay vào đó, hãy loại bỏ mọi dấu vết trang điểm trước khi ngủ. Sử dụng bông tẩy trang và tiếp theo là sữa rửa mặt dịu nhẹ.
5. Tránh chạm vào mặt: Tay bẩn và việc chạm vào mặt thường xuyên sẽ dẫn đến tích tụ nhiều vi khuẩn trên da. Việc bạn muốn nặn mụn thực sự khiến làn da trở nên trầm trọng hơn.
6. Khám da liễu: Nếu các biện pháp khắc phục nhanh chóng tại nhà của bạn dường như không hiệu quả, hãy đến gặp bác sĩ da liễu để được tiêm steroid hoặc uống kháng sinh để giải quyết tình trạng viêm và giải quyết một số vết sưng tấy của các mụn lớn hơn, Tiến sĩ Rogers (Hoa Kỳ) nói: ‘Nếu mụn nổi nhiều hơn gây khó chịu nghiêm trọng, thì có những loại thuốc khác có thể giúp làm sạch mụn nhanh hơn’.
Nếu mụn trở nên trầm trọng hơn, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
Tiến sĩ Rogers lưu ý thêm: ‘Mụn nội tiết khó điều trị bằng thuốc bôi vì chúng là những nốt mụn sâu. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu của mình về các lựa chọn điều trị. Bác sĩ của bạn có thể kê đơn có benzoyl peroxide cùng với thuốc kháng sinh để điều trị tại chỗ’.
Nguồn: [Link nguồn]
Xoài Non và Angela Chu được chồng cưng như trứng mỏng vì quá xinh đẹp.