Giảm cân nhanh - Nên hay không?
Có nhiều người thừa cân muốn giảm cân càng nhanh càng tốt để sở hữu vóc dáng thon gọn, săn chắc. Tuy nhiên, có nên giảm cân nhanh, cấp tốc hay không?
1. Thế nào là giảm cân nhanh?
BS. Nguyễn Trọng Thủy (Nguyên BS Đội tuyển bóng đá nam Quốc gia và U23 Việt Nam) cho biết, giảm cân là kết quả của tập luyện thường xuyên và chế độ ăn phù hợp. Tuy nhiên, một số người lại lựa chọn giảm cân nhanh với chế độ ăn ít calo, vì điều này thường giảm cân nhanh hơn là tập thể dục.
Thông thường, tỷ lệ giảm cân an toàn là giảm khoảng 0,5 kg đến 1 kg/tuần. Nếu giảm cân nhiều hơn mức này có nghĩa là bạn đang giảm cân quá nhanh.
Có nhiều người thừa cân, béo phì muốn giảm cân nhanh để sở hữu vóc dáng thon gọn, săn chắc.
2. Giảm cân quá nhanh gây hại như thế nào?
Giảm cân nhanh có thể khiến:
- Tăng cân nhanh hơn: Điều quan trọng là duy trì cân nặng sau khi giảm cân. Tuy nhiên, nhiều người dễ tăng cân hơn sau khi thực hiện chế độ ăn kiêng khoảng 1 năm. Vì cảm giác thèm ăn thường tăng lên khi quá trình trao đổi chất giảm xuống, khiến việc giữ cân trở nên khó khăn hơn.
Trong khi đó, những người giảm cân từ từ có nhiều khả năng duy trì cân nặng và giảm mỡ cơ thể, cải thiện sức khỏe tim mạch và nhiều lợi ích khác.
- Mất khối lượng cơ: Thời gian đầu, khi thực hiện giảm cân nhanh thông qua chế độ ăn ít calo, cơ thể giảm cân rõ rệt. Thực tế, việc giảm cân nhanh này thường là giảm khối lượng cơ và nước chứ không phải giảm khối lượng mỡ như ở những người giảm cân từ từ.
Giảm cân là kết quả của tập luyện thường xuyên và chế độ ăn phù hợp.
- Giảm quá trình trao đổi chất: Việc duy trì cơ bắp rất quan trọng trong quá trình giảm cân vì cơ bắp đóng vai trò chính trong quá trình trao đổi chất. Cơ bắp giúp đốt cháy calo nhiều hơn, nhưng khi giảm cân quá nhanh, cơ thể sẽ mất cơ và quá trình đốt cháy calo bị chậm lại, giảm quá trình trao đổi chất.
Ngoài ra, BS. Nguyễn Trọng Thủy lưu ý, việc giảm cân nhanh có thể làm giảm mật độ xương, mệt mỏi, tiêu chảy, táo bón, buồn nôn... Giảm cân nhanh thường không được khuyến khích, đặc biệt là trẻ em, thanh thiếu niên, phụ nữ mang thai và người lớn tuổi. Việc giảm cân quá nhanh là không an toàn và bền vững.
BS. Nguyễn Trọng Thủy khuyến cáo, nên kết hợp chế độ ăn uống cân bằng, bổ dưỡng và tập thể dục thường xuyên. Tốt nhất là tham khảo ý kiến bác sĩ để xác định phương pháp giảm cân an toàn và phù hợp với nhu cầu sức khỏe của mỗi người.3. Lợi ích từ việc giảm cân an toàn
Giảm cân an toàn giúp:
- Duy trì việc giảm cân: Những người giảm cân từ 0,5kg đến 1kg/tuần thông qua việc thay đổi lối sống (ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và kiểm soát căng thẳng) có nhiều khả năng duy trì cân nặng hơn những người giảm cân nhanh.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh: Giảm cân thông qua thay đổi lối sống như hoạt động thể chất thường xuyên và ăn thực phẩm lành mạnh có thể giúp giảm nguy cơ tăng huyết áp, cholesterol, đau tim và đột quỵ.
Ngoài ra, giảm cân bằng cách thực hiện các thói quen lành mạnh có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh đái tháo đường. Nghiên cứu cho thấy, chỉ cần giảm 5% đến 10% trọng lượng là có thể cải thiện huyết áp và mức cholesterol trong cơ thể.
- Giảm nhiều mỡ cơ thể hơn: Những người giảm cân từ từ thường giảm được nhiều mỡ cơ thể, giảm vòng eo và vòng hông hơn so với những người giảm cân nhanh. Những người giảm cân nhanh giảm khối lượng cơ nạc và tổng lượng nước trong cơ thể.
- Cải thiện tình trạng đau khớp: Giảm cân có thể làm giảm lượng áp lực lên khớp, giảm tình trạng viêm liên quan đến tăng cân. Nghiên cứu cho thấy, việc giảm chỉ 4,5kg – 6,8 kg đã có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh viêm xương khớp sau này và có thể cải thiện mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng viêm khớp.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Giảm béo cấp tốc: nên tiêm giảm béo hay hút mỡ?
Jung So Min có tạng người khó giảm cân nên cô chọn phương pháp nhịn ăn gián đoạn, chỉ ăn no một bữa trong ngày để giảm 10 kg.
Nguồn: [Link nguồn]