Biến chứng sau 4 năm nâng ngực: Cô gái 27 yếu như bà lão 72
Người đẹp đã gặp những biến chứng và phản ứng với cơ thể sau 4 năm nâng ngực bằng túi silicon.
Nâng ngực bằng silicon dễ gây biến chứng?
Từng mong muốn có vòng 1 to tròn, nảy nở nên Karissa Pukas (sinh năm 1991) đã quyết định nâng ngực bằng silicon vào năm 2014. Nhưng thời gian gần đây, cô gặp các triệu chứng như: giảm thị lực, nổi mụn trứng cá, rụng tóc, đổ mồ hôi ban đêm, đau nhức cơ thể cùng nhiều vấn đề về tiêu hóa. Và sau khi đi kiểm tra, bác sỹ xác định túi ngực silicon đang gây ra những phản ứng với cơ thể cô và làm suy yếu hệ miễn dịch. Chính vì thế phải nhanh chóng lấy túi ngực ra trước khi quá muộn.
Cô gái với túi ngực silicon gây khó chịu trong 4 năm qua.
Karissa chi sẻ: "Thị lực của tôi kém hẳn đi khiến tôi cảm giác mình như người già vậy. Tôi phải đối mặt với những cơn đau nhức hông, lưng và hệ tiêu hóa thì suy yếu rõ rệt. Tôi có cảm giác mình già đi và như đang sống trong cơ thể của một bà cụ vậy". Thậm chí Karissa còn thấy cơ thể xuất hiện mùi lạ: "Tôi không nói đến mùi mồ hôi bình thường mà là kiểu mùi rất lạ giống như kim loại, axit và thực sự không lý giải nổi. Nước tiểu của tôi cũng có mùi lạ và tiêu chảy hàng ngày".
Cô gái 27 tuổi đã quyết định tháo ngực silicon sau 4 năm gắn bó.
Chuyện nâng ngực và sử dụng túi nâng ngực bằng silicon đã có lịch sử nhiều năm nay. Nhưng nó giữ được kết quả trong vòng bao lâu, có “vĩnh viễn” hay “trọn đời” như lời các cơ sở thẩm mỹ quảng cáo hay không lại là một câu hỏi nhiều người vẫn thắc mắc.
Đại tá, TS.BS.Nguyễn Huy Thọ, Nguyên Chủ nhiệm khoa Phẫu thuật Hàm mặt, Tạo hình BV Trung ương quân đội 108, người có hơn 10 năm nghiên cứu về phẫu thuật thẩm mỹ ngực cho biết: “Về túi nâng ngực, không nhà sản xuất nào nói là vĩnh viễn, nhưng trong vòng 10 năm chúng tôi thường hẹn bệnh nhân quay lại khám, siêu âm, chụp xem những túi đó có bị gấp nếp và đóng vôi hay không. Chúng tôi thấy tỷ lệ biến chứng khi nâng ngực rất thấp, chỉ dưới 1%”.
Thông thường sua 10-15 năm thì phải lấy silicon ra khỏi cơ thể.
BSCKII Mai Mạnh Tuấn (Tốt nghiệp học viện Quân y) cho rằng túi độn silicon có độ bền cao. Tuy nhiên, tùy từng cơ thể sẽ sinh ra một lớp bao xơ sinh lý quanh túi ngực do phản ứng với vật liệu lạ. Nếu có những vấn đề về sức khỏe, nhiễm trùng, bao xơ sẽ thành dạng co thắt. Khi đó, bạn phải làm phẫu thuật lấy túi độn, tỷ lệ này từ 0,8-2%.
Bác sĩ thẩm mỹ Nguyễn Phan Tú Dung cho rằng, có rất nhiều ca biến chứng do silicon độn ngực gây ra do chất lượng silicon kém, không tương thích với cơ thể hoặc có biểu hiện vỡ, đào thải….
Nâng ngực bằng silicon, không hề có kết quả vĩnh viễn như nhiều người nghĩ.
Phẫu thuật nâng ngực là cuộc phẫu thuật lớn vì vậy phải thực hiện trong các bệnh viện, cơ sở thẩm mỹ có kinh nghiệm và chứng chỉ chuyên môn. Bệnh nhân phải được kiểm tra sức khỏe tổng quát trước khi phẫu thuật. Tìm hiểu nguồn gốc xuất xứ túi ngực, thời gian bảo hành rõ ràng. Bệnh nhân cần theo dõi kỹ trong 48 giờ đầu sau mổ để bảo đảm an toàn về gây mê cũng như chảy máu sau mổ, tuân thủ quy định chăm sóc hậu phẫu và tái khám định kỳ. Nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường sau mổ như: ngực sưng to, đau nhiều, bên to bên nhỏ, ngực cứng… thì phải gặp bác sĩ để được thăm khám ngay.
Sở hữu vẻ ngoài xinh đẹp nhưng vì quá ám ảnh về hình tượng búp bê barbie nên Amanda Aloha (sinh năm 1996) tại Hà Lan đã...