Ăn thiếu chất này bảo sao bạn gầy nhưng không đẹp
Hãy chú ý đến mức độ đói và thường xuyên kiểm tra trọng lượng, số đo cơ thể.
Với nhiều cô gái, gầy là điều kiện hàng đầu khi nói tới vẻ ngoài thu hút. Do đó, họ cố gắng giảm cân bằng cách cắt giảm bữa ăn, điều tiết lượng calo in out thật chênh lệch. Kết quả, cân nặng có giảm, số đo thay đổi nhưng các quý cô này nhìn khá thiếu sức sống, thậm chí tóc rụng, da dẻ nhăn nheo.
Rất có thể, bạn đã thiếu một chất hết sức quan trọng trong quá trình ăn kiêng, đó là chất béo!
Vai trò của chất béo đối với cơ thể và sắc đẹp
Lipid hay còn gọi là chất béo là những este giữa acid béo và alcol, là thành phần không thể thiếu trong quá trình phát triển của con người. Chất béo có khả năng cung cấp năng lượng, duy trì nhiệt độ và bảo vệ các bộ phận bên trong cơ thể. Chất béo còn đóng vai trò như một dung môi hòa tan một số vitamin như A, D, E, K. Các vitamin này không thể tan trong nước.
Một biểu hiện điển hình của việc cơ thể thiếu chất béo là bạn thường cảm thấy lạnh do lớp mỡ dưới da không đủ để bảo vệ cơ thể. Ngoài ra, thiếu chất béo còn khiến da bạn thường xuyên rơi vào tình trạng khô ráp dù đã dùng rất nhiều loại mỹ phẩm skincare. Không ăn hoặc ăn rất ít chất béo trong các bữa ăn hàng ngày cũng khiến bạn gặp tình trạng uể oải, mệt mỏi, thậm chí đói mệt ngay khi vừa ăn xong.
Cách bổ sung chất béo lành mạnh
Chất béo rất quan trọng trong việc duy trì một cơ thể khỏe đẹp song không phải loại chất béo nào cũng nên nạp thường xuyên cũng như nạp quá mức cần thiết.
Chất béo có thể phân ra làm 2 loại: chất béo tốt và chất béo xấu. Chất béo tốt hay chất béo không bão hòa giúp cơ thể cải thiện sức khỏe, tốt cho tim mạch, cân bằng cholesterol, có trong các thực phẩm như dầu oliu, quả bơ, hạt óc chó, cá hồi, cá mòi, dầu đậu nành, bơ đậu phộng… Chất béo xấu gồm chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, dễ làm tăng nguy cơ tiểu đường, tim mạch, huyết áp. Chất béo xấu được tìm thấy trong rất nhiều đồ ăn khoái khẩu hàng ngày của nhiều người như gà rán, khoai tây chiên, pizza, mỡ lợn, các loại thịt đỏ, bánh ngọt, mỳ ăn liền…
Ăn bao nhiêu chất béo mỗi ngày là đủ?
Lượng chất béo cần thiết cho cơ thể ở mỗi người không giống nhau. Điều này phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính và mức độ hoạt động thể chất. Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Quốc gia Hoa Kỳ, lượng chất béo tổng cộng nên chiếm từ 20 đến 35% tổng lượng calo tiêu thụ mỗi ngày. Trong đó, chất béo bão hòa nên chiếm dưới 10% tổng lượng calo tiêu thụ, chất béo không bão hòa nên chiếm từ 10 đến 20% tổng lượng calo tiêu thụ.
Điều quan trọng hơn cả để biết lượng chất béo cũng như các chất khác như protein, carbohydrate phù hợp với bản thân là lắng nghe cơ thể mình. Hãy chú ý đến mức độ đói và thường xuyên kiểm tra trọng lượng, số đo cơ thể. Nếu trọng lượng cơ thể tăng nhiều hơn mức bạn muốn, bạn có thể cần phải giảm lượng chất béo nạp vào hoặc cắt giảm lượng calo từ carbohydrate hoặc protein. Bạn cũng có thể thử điều chỉnh mức chất béo của mình nếu thường xuyên thấy mệt mỏi hoặc đói.
Nguyên tắc tốt nhất là bổ sung nguồn chất béo không bão hòa có nguồn gốc thực vật vào các bữa ăn. Ăn đủ chất béo không chỉ giúp cải thiện cảm giác no mà còn giúp duy trì lượng đường trong máu bằng cách cân bằng lượng carbohydrate trong bữa ăn. Nhìn chung, các bữa ăn và bữa ăn nhẹ phải cân bằng giữa 3 chất dinh dưỡng đa lượng: carbohydrate chuyển hóa chậm, chất béo không bão hòa tốt cho sức khỏe và protein nạc.
Dù chỉ cao 1m63 song bù lại, vóc dáng của Chen Nuanyang cực kỳ cân đối, săn chắc.
Nguồn: [Link nguồn]