3 công thức tẩy tế bào chết tự nhiên từ đường
Bạn có thể kết hợp đường với nhiều nguyên liệu khác để làm chất tẩy tế bào chết an toàn, hiệu quả.
Làn da trên cơ thể hàng ngày luôn có sự xuất hiện bởi những tạp chất, bụi bẩn và cả những tế bào chết. Bởi những tế bào da luôn có sự thay đổi trong một thời gian ngắn, nếu không được loại bỏ kịp thời sẽ tích tụ làm tắc nghẽn lỗ chân lông.
Điều này khiến cho các độc tố dưới da không thể thoát ra ngoài được và trở thành những chất gây nên hiện tượng viêm nhiễm da. Thậm chí, những lớp tế bào chết cứng đầu lâu ngày trở thành những mảng da cứng, đen bám trên bề mặt làn da khiến cho màu da trở nên tối hơn.
Cho dù các tế bào da xuất hiện bởi những hiện tượng nào thì việc loại bỏ tế bào chết là một bước cần thiết không thể bỏ qua.
Thực hiện bước tẩy tế bào chết bao nhiêu lần trong tuần l à đủ?
Việc tắm rửa hàng ngày chỉ có tác dụng loại bỏ những lớp bụi bẩn bám trên bề mặt làn da mà thôi. Những tế bào chết nằm sâu dưới lỗ chân lông đòi hỏi cần phải có sự hỗ trợ của những nguyên liệu tự nhiên mới loại bỏ tối đa.
Nhưng ngược lại, nếu mỗi ngày trong quá trình tắm rửa lại thực hiện thường xuyên bước tẩy tế bào chết thì lại khiến tế bào da bị tổn thương. Thực tế, thì các tế bào mới được kích thích phát triển phải có một thời gian nhất định để phát triển khoảng 3 – 4 ngày mới bắt đầu lão hóa.
Khi chúng ta sử dụng các nguyên liệu tẩy sạch và chà xát quá mạnh sẽ làm những tế bào non bị hư tổn. Bởi vậy, mỗi tuần chúng ta chỉ nên thực hiện bước tẩy tế bào chết 2 – 3 lần là tốt nhất để bảo đảm an toàn về sức khỏe và vẻ đẹp của làn da.
Có nhiều loại nguyên liệu có thể được dùng để hỗ trợ cho chị em trong quá trình tẩy tế bào chết hiệu quả. Trong đó, đường nâu là một trong những nguyên liệu thông dụng nhất và đem lại hiệu quả cao lại an toàn cho tế bào da. Mặt khác, chỉ với đường, bạn cũng có thể kết hợp được với những thành phần khác như dầu ô liu, hoa oải hương hay cả dầu tắm của em bé…
Mục đích của sự phối hợp này là vừa loại bỏ sạch sẽ tế bào chết, đồng thời cung cấp độ ẩm cho sự phát triển của tế bào mới giúp làn da mịn màng hơn. Hãy thực hiện 1 trong 3 công thức tự chế chất tẩy tế bào chết từ đường nâu dưới đây.
* Công thức 1: Đường với dầu ô liu
Nguyên liệu
- Đường nâu
- Dầu ô liu
- Mật ong
Thực hành
Trước hết chuẩn bị một bát nhỏ hay bất cứ một vật dụng gì khác bảo đảm sạch sẽ để làm dụng cụ đựng hỗn hợp kem tẩy.
Tiếp đến, bổ sung 1 thìa dầu ô liu và 1 thìa mật ong vào trong bát. Cả hai thành phần này đều có tác dụng tăng cường độ ẩm cho tế bào da, đặc biệt mật ong còn có tính năng kháng khuẩn
bảo vệ làn da khỏi sự viêm nhiễm.
Bước tiếp theo bạn đổ khoảng 1 – 2 thìa đường nâu vào bát và dùng thìa để khuấy đều tất cả các thành phần hòa lẫn với nhau tạo thành hỗn hợp. Kết thúc bước này, bạn đã có một hỗn hợp kem tẩy sẵn sáng cho bước tẩy tế bào chết an toàn.
* Công thức 2: Đường với dầu dừa
Nguyên liệu
- Đường nâu
- Dầu dừa
- Mật ong
Thực hành
Sau khi lựa chọn dụng cụ để sẵn sàng cho việc chứa hỗn hợp kem tẩy tế bào chết, bổ sung thêm 1 thìa dầu dừa đã được đun nóng hóa lỏng với 2 thìa mật ong.
Tiếp đến, sử dụng 2 thìa đường nâu vào bát và dùng khìa khuấy đều cho các thành phần hòa lẫn với nhau tạo thành hỗn hợp kem tẩy tế bào chết như ý muốn.
* Công thức 3: Đường với vitamin E
Nguyên liệu
- Đường nâu
- Vitamin E
- Hoa oải hương
Thực hành
Làm vỡ một số viên vitamin E để lấy khoảng 1 thìa dầu rồi cho vào bát.
Cho một ít hoa oải hương vào cối để giã nhỏ thành bột rồi đổ vào bát cùng với vitamin E
và trộn đều.
Thêm 2 thìa đường nâu vào bát và trộn đều. Nếu chúng chưa đủ độ nhão để sử dụng có thể thêm một chút dầu chăm sóc da em bé hoặc dầu ô liu cho phù hợp.
Cách áp dụng tẩy tế bào chết với hỗn hợp từ đường
- Rửa sạch các tạp chất trên bề mặt làn da bằng nước mát, sau đó dùng nước ấm vỗ lên làn da để lỗ chân lông được mở rộng.
- Áp dụng hỗn hợp lên làn da và sử dụng các ngón tay chà xát nhẹ nhàng theo kiểu hình tròn nhỏ như đồng xu rối lan ra toàn khuôn mặt.
- Để hỗn hợp trên da mặt khoảng 10 phút rồi rửa sạch với nước mát.
- Cuối cùng, sử dụng một chút nước lạnh vỗ nhẹ lên làn da để se khít lỗ chân lông và thấm khô với khăn mềm.