Trong quá trình dậy thì, thay đổi về nội tiết tố là nguyên nhân chính khiến nhiều người bị mụn, dẫn tới tình trạng da mặt bị rỗ.
C
ó rất nhiều nguyên nhân dẫn tới việc da bị mụn, nhưng hầu hết là do các lỗ chân lông trên da bị tắc nghẽn vì bã nhờn, vi khuẩn và tế bào da chết. Từ đó tạo ra mụn đầu đen, mụn đầu trắng, nốt sần và các loại mụn khác.
Mà nguyên nhân khiến lỗ chân lông trên da bị tắc nghẽn có thể do bụi bẩn trong không khí, ô nhiễm môi trường, do trang điểm không làm sạch da, do thay đổi nội tiết tố… Từ đây, khi da lên mụn, thói quen nặn mụn bằng tay không lành mạnh khiến tình trạng da xấu đi. Nếu không chữa trị kịp thời, da sẽ bị tổn thương sâu, làm đứt gãy các tế bào sợ liên kết trong da. Khi đó, việc đứt gãy dẫn tới tình trạng ngăn cản quá trình sản sinh collagen tự lấp đầy tổn thương của da. Lâu dần dẫn tới tình trạng sẹo rỗ.
Ở độ tuổi 20 – 30, da vẫn còn gặp nhiều vấn đề về mụn nhưng nhìn chung, đây là giai đoạn chúng ta còn sở hữu một làn da săn chắc nhất, rất ít hoặc thậm chí không có nếp nhăn. Tuy nhiên, những biểu hiện đó chính là dấu hiệu của việc da đang bị lão hoá. Bởi, từ độ tuổi ngoài 25, collagen và elastin (những protein được cơ thể tổng hợp giúp da căng mịn và đàn hồi) bắt đầu sản xuất chậm lại khiến sự lão hoá dần tích tụ.
Bên cạnh đó, tuổi càng cao thì đồng thời da càng dễ tổn thương bởi các gốc tự to bởi ánh nắng mặt trời, nhiệt độ cao, ô nhiễm môi trường và chế độ dinh dưỡng… Vì vậy, các biện pháp trị sẹo rỗ được chuyên gia khuyến khích nên thực hiện trong độ tuổi từ 20 – 30.
T
uỳ vào tình trạng da mà có những phương pháp trị sẹo rỗ khác nhau. Tuy nhiên, phương pháp đạt hiệu quả tới 60 -70% trong lần điều trị đầu tiên có lẽ là trị sẹo rỗ 5 trong một.
Ngoài việc trị sẹo thì phương pháp này còn giúp thu nhỏ lỗ chân lông, hạn chế tiết bã dầu nhờn trên da, nâng tông màu da sáng và đều màu, làm mờ các vết thâm dấu hiệu của nám… hay được miêu tả ngắn gọn bằng cụm từ “tái sinh” cho làn da của bạn.
Quy trình thực hiện:
1. Lấy máu chiết tách huyết tương: PRP viết tắt của Platelenr Rich Plasma có nghĩa là huyết tương giàu tiểu cầu. Công nghệ PRP là công nghệ lấy máu tự thân (khoảng 30ml) sau đó đem quay ly tâm để lấy ra lượng huyết tương giàu tiểu cầu và sử dụng huyết tương đó đưa ngược trở lại cơ thể, vào vùng da cần điều trị. Mà cụ thể ở đây là những điểm da bị sẹo rỗ.
2. Ủ tê giúp bạn đỡ đau hơn trong quá trình bác sĩ bóc tách đáy sẹo hay thực hiện bắn laser CO2. Thời gian ủ tê thường 30 tới 45 phút.
3. Bóc tách đáy sẹo: Bác sĩ sẽ dùng một kim y khoa có kích thước 18 (g) hoặc 20 (g) để tiến hành đâm xuyên qua bề mặt da, phá vỡ các sợi liên kết với vết sẹo ở bên dưới (hay còn được gọi là chân sẹo), giúp giải phóng bề mặt da ra khỏi các sợ xơ cứng bên dưới. Đồng thời, thao tác này sẽ nhấc bề mặt da lên làm bề mặt da đầy lên nhanh hơn.
Vùng da phía dưới của mỗi nốt sẹo là chân sẹo được cấu thành bởi những sợi mô liên kết. Qua một thời gian sẹo không được điều trị, các chân sẹo này “có tuổi”, bị xơ hoá dẫn tới tình trạng chai lỳ, ngăn chặn dòng máu đến nuôi dưỡng vùng đáy sẹo, khiến da phía trên ngày càng khô cằn, gồ ghề và thiếu sức sống.
Phương pháp bóc tách đáy sẹo được áp dụng cho tất cả các loại sẹo rỗ. Trong sẹo rỗ có 3 loại đáy sẹo khác nhau: sẹo đáy nhọn, sẹo đáy tròn, sẹo đáy vuông:
- Sẹo đáy nhọn là những sẹo hẹp 0.5 mm), thường có đường kính 1.5-4 mm.
4. Laser Fractional CO2 hoặc lăn kim: Với bước sóng 10.600 nm, Laser Fractional CO2 có khả năng tác động sâu vào lớp hạ bì mà không gây xâm lấn vùng da lành xung quanh, tạo những đường dẫn để đưa yếu tố tăng trưởng vào sâu bên trong da nhằm kích thích tăng sinh collagen làm đầy sẹo. Đồng thời tác dụng nhiệt của Laser Fractional CO2 cũng kích thích tái tạo lớp collagen nằm sâu bên dưới da, làm đầy sẹo rỗ vượt trội.
Ưu điểm của phương pháp này là khả năng khoanh vùng, nhận diện và tác động chính xác vào vùng điều trị. Chúng giúp thu nhỏ lỗ chân lông, tái tạo làn da sáng và đều màu hơn.
Trong khi đó, phương pháp lăn kim cũng có tác dụng tương tự. Thao tác sử dụng các đầu kim nhỏ tác động trực tiếp vào vùng da sẹo, tạo những tổn thương giả trên da, kích thích quá trình tự lành thương của cơ thể tăng sinh collagen, elastin mạnh mẽ giúp sẹo rỗ đầy lên hiệu quả. Các vết thương cũng trở thành đường dẫn, giúp dưỡng chất trên da (serum, tế bào gốc,…) dễ dàng thẩm thấu vào sâu trong da và phát huy công dụng.
Lăn kim được thực hiện bằng 2 cách:
- Lăn kim tay (Dermaroller): Do bác sĩ thực hiện. Phương pháp này sử dụng con lăn tay để tác động lên da. Chỉ có bác sĩ giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm mới có thể có tác động lực tay đúng mức khi lăn kim, đảm bảo an toàn cho da.
- Lăn kim máy: Bác sĩ hoặc điều dưỡng viên thực hiện. Phương pháp này dùng bút lăn kim chuyên dụng để tác động lên da. Do bút lăn kim có cài đặt sẵn độ dài đầu kim nên ngay cả điều dưỡng cũng có thể thực hiện hiệu quả và an toàn.
5. Serum chiết tách: Bác sĩ dùng kim tiêm chứa huyết tương được bóc tách từ máu tự thân tiêm vào những vùng sẹo đã được bóc tách. Dưỡng chất này giúp nuôi dưỡng vùng da sẹo, tăng sinh collagen và làm đầy vùng sẹo.
6. Đắp mặt nạ và chiếu đèn: Việc đắp mặt nạ giúp làn da bớt đau sưng, hạ nhiệt và làm giãn da ra. Trong khi đó, việc chiếu đèn hay còn được gọi là ánh sáng vi điểm giúp da không bị thâm đen và mịn màng hơn trong quá trình hồi phục sau điều trị. Thời gian chiếu đèn từ 10 tới 15 phút.
7. Giá điều trị: Mức giá có thể dao động từ 3 triệu tới 10 triệu đồng cho một lần điều trị. Bạn nên tham khảo những địa chỉ điều trị uy tín, được thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề.
S
au điều trị, bạn cần nghỉ ngơi khoảng 5 – 7 ngày. Những điểm bóc tách sẹo sẽ bị bầm và lâu hồi phục hơn.
Trong 3 ngày đầu, bạn nên hạn chế ra đường, tiếp xúc ánh nắng mặt trời. Thường xuyên làm sạch da bằng nước muối sinh lý bên ngoài và uống viên chống nắng bên trong. Uống thật nhiều nước để da có độ ẩm nhất định. Ăn thực phẩm giàu protein, các loại trái cây bổ sung vitamin…
Bôi huyết tương sáng và tối đều đặn. Sau 3 ngày, bạn tiếp tục sử dụng serum do bác sĩ chỉ định để tăng sinh collagen. Huyết tương và serum được bảo quản trong tủ mát.
Sau 7 ngày, da đã bong tróc hết, bạn kết hợp sử dụng thêm kem trị sẹo. Sử dụng kem chống nắng khi đi ra ngoài.
Bạn nên điều trị sẹo rỗ với liệu trình từ 3 – 6 lần để đạt được hiệu quả tốt nhất. Mỗi lần điều trị nên cách nhau từ 4 – 6 tuần/1 lần.
Nguồn: [Link nguồn]
X | ||||||
CN | T2 | T3 | T4 | T5 | T6 | T7 |