Hậu họa từ trào lưu "xương khô" ở Trung Quốc
Ăn kiêng dẫn tới chứng biếng ăn là một căn bệnh liên quan tới tâm lý có thể dẫn tới tử vong.
Mất tiền tỉ để chữa bệnh biếng ăn
Cao 1m69 nhưng chỉ nặng có 39 kg. Cô Song Học có thân hình gầy tới mức đáng báo động.
Song Học là một cô gái đến từ Tô Châu, tình Giang Tô, Trung Quốc. Song Học bắt đầu ý thức mạnh về ngoại hình và bắt đầu lao vào chiến dịch giảm cân nghiêm ngặt ngay từ khi cô mới 17 tuổi. Cô cho biết mình giảm cân bởi nghe và làm theo các bạn. Cô và những người xung quanh đều nghĩ rằng giảm cân sẽ khiến mình xinh đẹp hơn.
Cô gái Song Học cao 1m69 nhưng chỉ nặng có 39 kg
“Vào thời điểm đó, em không thấy rằng mình bị quá béo. Tuy nhiên, em muốn giảm cân để theo trào lưu của các bạn cùng lớp” - Song Học cho hay.
Cô bắt đầu nhịn bữa sáng, rồi sau đó là bữa tối. Đôi khi Song Học nhịn luôn cả ăn trưa.
Với việc nhịn ăn, chỉ vài tháng sau, cân nặng của Song Học giảm từ 55 tới 50 cân. Cô cho biết, việc giảm cân bằng cách nhịn ăn thực sự có tác dụng. Điều đặc biệt nhất là cơ thể của cô thích nghi luôn với cơn đói, khiến sau một thời gian, cô không còn thấy thèm ăn.
Giảm cân bằng nhịn ăn như một cơn nghiện khó dứt. Song vẫn tiếp tục nhịn ăn và cô vô tình mắc luôn chứng biếng ăn nguy hiểm. Chứng biếng ăn thuộc hội chứng rối loạn ăn uống là một căn bệnh nguy hiểm, có thể gây suy nhược cơ thể nặng và gây tử vong.
Cơ thể ngày càng mệt mỏi và kiệt quệ, Song đành phải báo với gia đình về tình trạng tồi tệ của mình.
“Em trông chẳng khác gì một bộ xương” – Song than phiền
Song cho biết cô không còn có thể bước nổi chân vì quá mệt. Chỉ riêng việc đi lại cũng khiến cô cảm thấy như sắp đột quỵ.
Cha mẹ của Song buộc phải đưa cô tới các bệnh viện lớn để chạy chữa. Họ phát hiện ra căn bệnh của con gái mình không đơn giản như họ tưởng. Thực tế chứng biếng ăn vô cùng nguy hiểm.
“Các bác sĩ ở nhiều bệnh viện chẩn đoán con tôi bị mắc chứng rối loạn ăn uống nặng” - Cha của Song, một người lái taxi cho biết.
Gia đình Song phải mất tới 400 ngàn tệ (tương đường khoảng hơn 1 tỉ đồng) để chạy chữa cho cô. Song cũng không phục hồi được trong ngày một ngày hai mà việc chữa bệnh phải trong một thời gian rất dài.
“Vợ tôi phải nghỉ việc để ở nhà chăm sóc con gái. Tôi phải làm việc cả ngày lẫn đêm để kiếm tiền trả tiền viện phí, nuôi cả gia đình và tiền thuốc men cho con. Nhiều lúc quá tuyệt vọng, tôi thường khóc trong đêm” – Bố của Song cho biết thêm.
Số bệnh nhân biếng ăn tâm thần tăng nhanh
Một bác sĩ dinh dưỡng tại viện Nghiên cứu Sức khỏe Tâm Thần Bắc Kinh cho viết ngày càng có nhiều người Trung Quốc bị mắc căn bệnh rối loạn ăn uống tâm thần. Con số này đang gia tăng tới mức đang ngại.
“10 năm trước chúng tôi chỉ có khoảng 10 ca mắc căn bệnh rối loạn ăn uống. Tuy nhiên hiện tại con số đã tăng lên hơn 150 ca/năm”.
Số liệu của viện Nghiên cứu Sức khỏe Tâm Thần Thượng Hải cũng cho thấy các bệnh nhân mắc bệnh lý chán ăn tâm thần đang tăng nhanh tới mức chóng mặt.
Chứng bệnh chán ăn tâm thần (Anorexia nervosa) xuất hiện nhiều ở các đối tượng là những cô gái và phụ nữ trẻ. Mặc dù liên quan tới yếu tố dinh dưỡng song nó lại được xếp vào nhóm bệnh tâm thần. Nó được coi là căn bệnh tâm thần nguy hiểm nhất và có tỉ lệ bệnh nhân tử vong cao nhất.
Bệnh nhân mắc căn bệnh này thường bị rối loạn đường tiêu hóa, nội tiết, sau đó có thể dẫn đến rối loạn chức năng tuần hoàn máu và hệ miễn dịch. Bệnh có thể tử vong do các cơ quan trong cơ thể suy kiệt và suy dinh dưỡng. Một số bệnh nhân tìm đến hành vi tự tử, do đi kèm với chứng biếng ăn thì họ cũng mắc các chứng rối loạn thần kinh bao gồm trầm cảm, lo âu, ám ảnh cưỡng chế.
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn tới chứng bệnh quái ác này, thậm chí là nó phát ra ngay từ khi đứa trẻ trong bụng mẹ. Tuy nhiên thường thấy nhất là từ thói quen ăn uống và môi trường sống.
Các bệnh nhân mắc bệnh lý chán ăn tâm thần đang tăng nhanh tới mức chóng mặt (ảnh minh họa)
“Nhiều nghiên cứu chỉ ra các chuẩn mực về cái đẹp và những quảng cáo với hình ảnh người mẫu thon thả đã ảnh hưởng nhiều con người, khiến họ dễ bị mắc các chứng bệnh biếng ăn do tâm lý” –Bác sĩ Lý cho hay.
Nhìn lại một chút thì trong suốt lịch sử của Trung Quốc, ngoại trừ giai đoạn nhà Đường (năm 618 -907 BC) còn ưa chuộng thân hình đẫy đà, phồn thực, thì những giai đoạn khác đều có ưa thích phụ nữ có thân hình mảnh mai, yêu kiều.
Truyền thuyết kể lại rằng, nhiều phi tần, người hầu của một hoàng đế nhà Chu sẵn sàng nhịn ăn tới mức chết đói để mong có được thân hình thon gọn. Nguyên do là họ muốn lọt vào mắt xanh của vị hoàng đế vốn thích phụ nữ có eo thon.
Nàng Triệu Phi Yến – mỹ nhân nổi tiếng triều Hán từng uống thuốc duy trì vóc dáng “mình hạc xương mai” gió thổi cũng bay mà bỏ mặc ngoài tai tác dụng phụ của thuốc là hủy hoại khả năng sinh sản.
Theo bác sĩ Lý, sự phát triển của xã hội khiến con người ngày càng ý thức cao hơn vào vấn đề ngoai hình và theo đuổi sự hoàn hảo. Điều này cũng đẩy tỉ lệ mặc bệnh chán ăn do tâm lý lên cao. Trong số những bệnh nhân mắc chứng rối loạn ăn uống tâm thần thì đa phần là nữ, chỉ có 10% là nam.
“Rất nhiều trường hợp bị mắc bệnh không hề ý thức được đây là căn bệnh phải điều trị. Họ chỉ nghĩ đó là việc ăn kiêng thông thường. Đó là biểu hiện nguy hiểm nhất của căn bệnh” - Một bác sĩ của bệnh viện An Đinh, Bắc Kinh chia sẻ.
Chết vì biếng ăn
Các bác sĩ cũng đưa ra một trường hợp thương tâm của một nam thanh niên 19 tuổi có tên Trương Thạch chết vì căn bệnh quái ác này.
Trương Thạch cao 1m7 nhưng chỉ nặng 30kg. Anh bị mắc căn bệnh này do thói quen ép cân trong quá khứ.
Mẹ của Trương Thạch buồn bã kể lại anh ta la hét khi mọi người có ý định đưa anh tới bệnh viện.
“Căn bệnh tồi tệ đã biến con tôi thành người khác. Con tôi từng là một cậu bé tốt, được tuyển thẳng vào trường đại học, khiến chúng tôi rất tự hào. Tuy nhiên từ khi nó bắt đầu ăn kiêng thì nó luôn nhảy lên bàn cân sau khi ăn bất cứ cái gì và soi kỹ mình trong gương”. - Mẹ của Trương Thạch kể lại
Thái độ ngoan cố của Trương Thạch khiến anh được chẩn trị muộn và các biện pháp cứu chữa không còn hiệu quả và kết quả xấu nhất đã tới.
Khi mắc bệnh này cần tới bệnh viện sớm để chẩn trị kịp thời
"Bệnh nhân chán ăn tâm thần cần điều trị toàn diện theo chỉ định của chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ và bác sĩ tâm thần. Các chuyên gia dinh dưỡng giúp đưa ra chế độ dinh dưỡng hợp lý, các bác sĩ giúp đỡ để theo dõi biến chứng và các bác sĩ tâm thần giải quyết các vấn đề tâm lý. Triệu chứng chán ăn tâm thần sẽ đến và đi nhiều lần" - Bác sĩ Lý nói.
Ông Lý cho rằng chính phủ cũng cần hạn chế việc quảng cáo các loại thuốc giảm cân. Điều này sẽ giảm thiểu phần nào các trường hợp hành xác cơ thể tới mức kiệt quệ và mắc bệnh rối loạn ăn uống.