Trung Quốc gửi tín hiệu tới Mỹ sau lời mời chưa từng có tiền lệ của ông Donald Trump

Sự kiện: Donald Trump

Trong tuần này, CBS đưa tin rằng Trump đã mời Chủ tịch Tập Cận Bình tham dự lễ nhậm chức của ông vào tháng tới.

Tuần này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã phát đi tín hiệu rõ ràng về thiện chí hợp tác với Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump nhằm giải quyết các tranh chấp thương mại, trong bối cảnh nguy cơ chiến tranh thương mại gia tăng giữa hai cường quốc.

Trong bức thư gửi Hội đồng Doanh nghiệp Hoa Kỳ - Trung Quốc vào ngày 12/12 vừa qua, ông Tập nhấn mạnh rằng hai bên nên “chọn đối thoại thay vì đối đầu, hợp tác cùng có lợi thay vì trò chơi tổng bằng không”. Ông cũng cam kết mở cửa thị trường Trung Quốc cho các công ty nước ngoài, bao gồm cả doanh nghiệp Hoa Kỳ.

Phát biểu này tương đồng với bài nói của ông Tập trong cuộc họp với lãnh đạo các tổ chức kinh tế quốc tế lớn hôm 10/12. Ông Tập khẳng định: “Sẽ không có bên nào chiến thắng trong các cuộc chiến thuế quan, chiến tranh thương mại hay chiến tranh công nghệ”, đồng thời kêu gọi hai bên duy trì đối thoại và quản lý khác biệt một cách khôn ngoan.

Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung là vấn đề đang được cả thế giới quan tâm

Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung là vấn đề đang được cả thế giới quan tâm

Một cuộc chiến thương mại mới đang nhen nhóm

Shen Meng, Giám đốc ngân hàng đầu tư Chanson & Co. có trụ sở tại Bắc Kinh, nhận định rằng chính sách "Nước Mỹ trên hết" của Trump là một "mối đe dọa lớn" đối với các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc. Họ đang phải đối mặt với nhiệm vụ đầy thách thức là phục hồi nền kinh tế trong nước.

Trump, người sẽ nhậm chức vào tháng 1, đã cam kết áp thuế 10% đối với tất cả hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ. Trong chiến dịch tranh cử, ông từng tuyên bố có thể áp thuế vượt quá 60% đối với hàng hóa Trung Quốc.

Căng thẳng thương mại tiếp tục leo thang trong tháng này khi chính quyền Tổng thống Joe Biden công bố các biện pháp hạn chế xuất khẩu chip nhớ tiên tiến và máy móc sản xuất chip của Hoa Kỳ sang Trung Quốc. Đáp lại, Bắc Kinh tuyên bố cấm xuất khẩu một số vật liệu hiếm quan trọng cho sản xuất chất bán dẫn và ứng dụng quân sự.

Thêm vào đó, các cơ quan quản lý thị trường Trung Quốc đã thông báo mở cuộc điều tra chống độc quyền đối với công ty chip Nvidia của Mỹ. Nvidia đã bị cấm vận chuyển những con chip tiên tiến nhất sang Trung Quốc, nhưng doanh số từ các sản phẩm chip kém tiên tiến hơn vẫn chiếm 15% doanh thu của công ty trong quý 10.

Ông Donald Trump và ông Tập Cận Bình

Ông Donald Trump và ông Tập Cận Bình

Khả năng đàm phán vẫn rộng mở

Dù căng thẳng leo thang, nhiều chuyên gia nhận định rằng cả hai bên đều có xu hướng tìm kiếm thỏa thuận thông qua đàm phán hơn là áp dụng thuế quan.

Sam Radwan, Chủ tịch Enhance International, cho rằng có thể sẽ có một số mức thuế được áp dụng, nhưng ông dự đoán các biện pháp này sẽ được "phối hợp chặt chẽ" và sẽ không có gì "quá đột ngột, quá lớn hoặc gây gián đoạn".

Xuất khẩu là điểm sáng hiếm hoi trong nền kinh tế Trung Quốc vốn đang gặp khó khăn. Nhiều công ty đã nhanh chóng xuất hàng sang Mỹ trước khi mức thuế quan cao hơn có hiệu lực. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng một khi các mức thuế cứng rắn hơn được áp dụng, xuất khẩu của Trung Quốc cũng có thể chậm lại.

Về phần mình, Chủ tịch Tập Cận Bình tái khẳng định rằng ông "hoàn toàn tự tin" vào khả năng đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong năm nay. Ông cũng tuyên bố Trung Quốc là “động lực lớn nhất cho tăng trưởng kinh tế thế giới”.

Trong tuần này, CBS đưa tin rằng Trump đã mời Chủ tịch Tập Cận Bình tham dự lễ nhậm chức của ông vào tháng tới. Đây là lời mời chưa từng có tiền lệ, vì trước đây các nhà lãnh đạo Trung Quốc thường không tham dự lễ nhậm chức của tổng thống Mỹ, mà chỉ cử đại sứ đại diện.

Derek Scissors, thành viên cấp cao tại Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ, cho rằng Bắc Kinh muốn tránh bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy ông Tập “thiếu thiện chí” nếu không tham dự sự kiện này.

Người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết trong cuộc họp báo hôm thứ Năm rằng nước này vẫn duy trì liên lạc chặt chẽ với phía Hoa Kỳ và sẵn sàng tiếp tục trao đổi với các quan chức kinh tế và thương mại của chính quyền Trump.

Gabriel Wildau, Giám đốc điều hành của Teneo, cho rằng dù Trung Quốc thể hiện thiện chí hợp tác, điều này không đồng nghĩa với việc họ sẵn sàng nhượng bộ trước các yêu cầu từ phía Mỹ. Theo ông, nếu kịch bản xấu xảy ra và xung đột tiếp tục leo thang, Bắc Kinh có thể dùng các tuyên bố hiện tại để khẳng định rằng chính Washington mới là bên từ chối hợp tác.

Tuyên bố được đưa ra sau khi ông Trump khẳng định sẽ áp thuế trừng phạt nhằm buộc Trung Quốc ngăn chặn dòng ma túy bất hợp pháp, đặc biệt là fentanyl,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Tuấn (Theo CNBC) ([Tên nguồn])
Donald Trump Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN