Quốc gia nào là chủ nợ lớn nhất của Mỹ?

Sự kiện: Kinh tế thế giới
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Số nợ công của Mỹ hiện đã chạm mốc 36.000 tỷ USD, trở thành trụ cột của hệ thống tài chính toàn cầu. Tổng thống Donald Trump gần đây đặt nghi vấn về quy mô thực sự của khoản nợ này, làm dấy lên lo ngại trong giới đầu tư. Vậy ai là chủ sở hữu lớn nhất của khoản nợ khổng lồ này?

Nợ công của Mỹ được phân bổ như thế nào?

Nợ công của Mỹ được chia thành nhiều nhóm chủ sở hữu khác nhau, bao gồm cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Dưới đây là danh sách các nhóm đang nắm giữ nhiều nhất:

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed): 4,7 nghìn tỷ USD

Các cơ quan chính phủ Mỹ (như Quỹ An sinh Xã hội): 2,4 nghìn tỷ USD

Nhà đầu tư nước ngoài: 8,7 nghìn tỷ USD

Nhà đầu tư tư nhân và các tổ chức tài chính Mỹ: 19,7 nghìn tỷ USD

Khoản nợ này chủ yếu được phát hành dưới dạng trái phiếu chính phủ Mỹ (Treasuries), một loại tài sản tài chính quan trọng trong hệ thống tài chính toàn cầu. Nhiều ngân hàng trung ương, quỹ đầu tư và chính phủ các nước sử dụng trái phiếu Mỹ làm dự trữ ngoại hối và tài sản thế chấp.

Quốc gia nào nắm giữ nhiều nợ Mỹ nhất?

Trong số 8,7 nghìn tỷ USD nợ công Mỹ do nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ, Nhật Bản hiện là chủ nợ lớn nhất với hơn 1.099 tỷ USD. Trung Quốc đứng thứ hai với 768,6 tỷ USD, tiếp theo là Anh với 765,6 tỷ USD.

Một số quốc gia và vùng lãnh thổ khác cũng sở hữu lượng lớn trái phiếu chính phủ Mỹ:

Luxembourg: 424,5 tỷ USD

Quần đảo Cayman: 397 tỷ USD

Canada: 374,4 tỷ USD

Bỉ: 361,3 tỷ USD

Ireland: 338,1 tỷ USD

Pháp: 332,5 tỷ USD

Thụy Sĩ: 300,6 tỷ USD

Đài Loan: 286,9 tỷ USD

Ngoài các quốc gia và vùng lãnh thổ trên, nhiều nước khác như Singapore, Ấn Độ, Brazil, Na Uy, Ả Rập Xê Út, Hàn Quốc và Mexico cũng có những khoản đầu tư đáng kể vào trái phiếu chính phủ Mỹ.

Tòa nhà Cục Dự trữ Liên bang ở Washington

Tòa nhà Cục Dự trữ Liên bang ở Washington

Liệu Mỹ có thể giảm được nợ công không?

Trái phiếu chính phủ Mỹ được coi là một trong những tài sản an toàn nhất thế giới do uy tín tài chính của nền kinh tế Mỹ. Các quốc gia và tổ chức tài chính lớn thường mua trái phiếu này để bảo toàn giá trị tài sản và làm công cụ thanh khoản trong các giao dịch tài chính quốc tế.

Bên cạnh đó, Mỹ là nền kinh tế hàng đầu thế giới, nên bất kỳ biến động nào trong tình hình tài chính của nước này cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thống tài chính toàn cầu. Nếu Mỹ gặp khó khăn trong việc trả nợ hoặc có dấu hiệu mất uy tín, điều này có thể gây ra phản ứng dây chuyền, tác động đến thị trường tài chính quốc tế. Việc giảm nợ công luôn là một bài toán khó đối với chính phủ Mỹ. Một trong những cách phổ biến để kiểm soát nợ là cắt giảm chi tiêu và tăng thuế. Tuy nhiên, đây lại là vấn đề gây tranh cãi trong chính trị Mỹ.

Bên cạnh đó, một số chuyên gia cho rằng Mỹ có thể tận dụng sức mạnh kinh tế của mình để duy trì mức nợ cao mà không gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Do Mỹ kiểm soát đồng USD – đồng tiền dự trữ chính của thế giới – nước này có thể in thêm tiền để trả nợ, dù điều này có thể làm tăng lạm phát.

Với khoản nợ công chạm mốc 36 nghìn tỷ USD, Mỹ đang đối mặt với khủng hoảng tài chính chưa từng có.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Kì Lân (Theo Reuters) ([Tên nguồn])
Kinh tế thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN