Elon Musk cảnh báo: "Mỹ đang tiến gần đến phá sản"
Với khoản nợ công chạm mốc 36 nghìn tỷ USD, Mỹ đang đối mặt với khủng hoảng tài chính chưa từng có.
Tình hình nợ công của Mỹ đáng báo động
Theo báo cáo từ Bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE), một cơ quan mới được thành lập dưới thời Tổng thống đắc cử Donald Trump, tình hình tài chính của Mỹ đang rất nghiêm trọng. Nợ công đã tăng thêm 1 nghìn tỷ USD chỉ trong 4 tháng gần đây, nâng tổng nợ quốc gia lên 36 nghìn tỷ USD.
Trong năm tài khóa 2023, chính phủ Mỹ thu về 4,47 nghìn tỷ USD từ các nguồn thuế như thu nhập cá nhân, thuế doanh nghiệp, thuế lương, và thuế hải quan. Tuy nhiên, chi tiêu vượt xa mức thu, đạt 6,16 nghìn tỷ USD, tạo ra mức thâm hụt 2,31 nghìn tỷ USD. Đáng chú ý, Mỹ chưa từng ghi nhận thặng dư ngân sách kể từ năm 2001, khiến mỗi công dân phải gánh khoản nợ trung bình hơn 100.000 USD.
Trên nền tảng mạng xã hội X, Elon Musk nhấn mạnh: “Mỹ đang nhanh chóng tiến tới phá sản.” Ông cảnh báo rằng nếu không có các biện pháp cắt giảm chi tiêu mạnh mẽ và tái cơ cấu tài chính, nền kinh tế Mỹ sẽ rơi vào tình trạng không thể kiểm soát.
Nhận định của Musk phản ánh những lo ngại sâu sắc trong giới chuyên gia tài chính về cách quản lý ngân sách quốc gia. Chi tiêu công tập trung chủ yếu vào an sinh xã hội, quốc phòng, Medicare, chương trình cho cựu chiến binh, và trả lãi nợ, nhưng không có các biện pháp đủ mạnh để giảm thâm hụt ngân sách kéo dài.
Elon Musk cảnh báo về tình trạng nợ công của Mỹ
Chính quyền Trump sẽ làm gì để cải thiện tình hình?
Tổng thống đắc cử Donald Trump đã công bố kế hoạch cắt giảm chi tiêu 500 tỷ USD, được dẫn dắt bởi DOGE, với sự chỉ đạo của Elon Musk và Vivek Ramaswamy. Kế hoạch này tập trung vào việc giảm ngân sách cho y tế, các khoản tài trợ giáo dục, và NASA.
Trump bày tỏ lạc quan: “Hai nhà chiến lược này sẽ loại bỏ chi tiêu lãng phí, cắt giảm bộ máy quan liêu và tái cơ cấu các cơ quan liên bang.” Đây là một phần trong phong trào “Cứu lấy nước Mỹ” của ông, nhằm ổn định tình hình tài chính quốc gia và tránh nguy cơ phá sản.
Mặc dù các biện pháp cắt giảm chi tiêu được coi là cần thiết, nhưng cũng gây ra nhiều tranh cãi. Việc giảm ngân sách cho y tế và giáo dục có thể ảnh hưởng đến các nhóm dân cư dễ bị tổn thương. Trong khi đó, các khoản đầu tư chiến lược như ngân sách NASA cũng bị thu hẹp, đặt ra câu hỏi về ưu tiên dài hạn của chính phủ.
Elon Musk, người từng đạt được nhiều thành công lớn trong lĩnh vực công nghệ và kinh doanh, giờ đây sẽ phải đối mặt với thử thách lớn trong việc cứu vãn nền kinh tế Mỹ. Với khối nợ khổng lồ và các cam kết chi tiêu dài hạn, thành công của kế hoạch này còn phụ thuộc vào việc liệu chính quyền Trump có thể cân bằng giữa cải cách tài chính và bảo vệ lợi ích công dân hay không.
Năm tài khóa 2024, thâm hụt ngân sách Mỹ đã lên tới 1.833 nghìn tỷ USD, tăng hơn 8% so với năm trước. Đây là con số cao thứ ba trong lịch sử, theo báo...
Nguồn: [Link nguồn]