"Đội quân tỷ phú" nắm quyền trong nội các của Donald Trump: Lợi ích sẽ thuộc về ai?

Sự kiện: Donald Trump

Sự hiện diện "dày đặc" của các tỷ phú trong bộ máy chính quyền của Donald Trump sẽ mang về lợi ích cho ai?

"Chính phủ của các tỷ phú"

Sau bốn năm Nhà Trắng tập trung ủng hộ người lao động, dường như lợi thế đang dần nghiêng về phía doanh nghiệp, ít nhất là theo một thước đo cụ thể: sự giàu có vượt trội của nhóm cố vấn mới xung quanh Trump.

Điều này có ý nghĩa quan trọng bởi xuất thân kinh tế của các nhà lãnh đạo chính trị thường ảnh hưởng đến cách họ điều hành đất nước. Những nhà lập pháp giàu có có xu hướng thúc đẩy các chính sách có lợi cho doanh nghiệp và tầng lớp thượng lưu.

Trên thực tế, các chính trị gia Mỹ - và thậm chí là các chính trị gia trên toàn thế giới - thường giàu có hơn phần lớn người dân. Nhưng ngay cả trong bối cảnh đó, sự giàu có của đội ngũ cố vấn mới của Trump vẫn là một hiện tượng nổi bật.

Không quá lời khi gọi chính quyền của Trump là "chính phủ của các tỷ phú", như nhận xét của phóng viên Zachary Basu từ Axios. Bên cạnh Trump, ít nhất 11 tỷ phú sẽ nắm giữ các vị trí quan trọng trong chính quyền.

Người giàu nhất trong nội các Trump 2.0 hiện đang là tỷ phú giàu nhất hành tinh Elon Musk, người được bổ nhiệm để đồng lãnh đạo “Bộ Hiệu quả chính phủ” (DOGE). Ngoài ra còn có những tên tuổi nổi bật khác như: Warren Stephens, CEO trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, được bổ nhiệm làm Đại sứ Mỹ tại Vương quốc Anh; nhà đầu tư tỷ phú Stephen Feinberg giữ vai trò Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; tỷ phú Jared Isaacman được chọn làm người đứng đầu Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA); tỷ phú Howard Lutnick giữ cương vị Bộ trưởng Thương mại; Bộ Tài chính được giao cho nhà quản lý quỹ phòng hộ nổi tiếng Scott Bessent...

Trước đó, trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của Trump cũng hội tụ một loạt nhân vật siêu giàu, với tổng tài sản vượt con số 5 tỷ USD. Để so sánh, giá trị tài sản ròng của nội các Tổng thống Joe Biden khi ông nhậm chức chỉ khoảng 118 triệu USD, theo Forbes.

Những gương mặt quan trọng trong nội các mới của ông Donald Trump

Những gương mặt quan trọng trong nội các mới của ông Donald Trump

Giới siêu giàu nắm quyền lực chính trị: Ai được lợi?

Nhóm cố vấn của Trump - cùng với ảnh hưởng từ các tỷ phú trong giới kinh doanh - thể hiện sự leo thang của xu hướng giới siêu giàu tham gia vào bộ máy chính trị Hoa Kỳ. Theo Nicholas Carnes, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Duke, những người nắm giữ quyền lực chính trị thường có mức sống tốt hơn đáng kể so với công dân bình thường. Nghiên cứu của Carnes cũng chỉ ra rằng, các nhà lập pháp giàu có hoặc từng giữ các vị trí lương cao trong khu vực tư nhân thường có xu hướng ủng hộ các chính sách có lợi cho doanh nghiệp.

Giáo sư Carnes giải thích rằng, giống như mọi người khác, các chính trị gia cũng bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh kinh tế của họ. Ông nhấn mạnh: "Nhưng trung bình, những người càng giàu thì càng khó hiểu được mối lo ngại của người lao động".

Tác động của giới tinh hoa giàu có đến các chính sách công đã được các chuyên gia cảnh báo. Giáo sư Darrian Stacy từ Học viện Hải quân Hoa Kỳ cho biết, việc các tỷ phú tham gia hoạch định chính sách có thể dẫn đến những quyết định thiên lệch, chẳng hạn như cắt giảm thuế cho người giàu, bãi bỏ các quy định đối với ngành công nghiệp và giảm tài trợ cho các chương trình phúc lợi xã hội. Ông cảnh báo rằng, những chính sách này có khả năng làm gia tăng bất bình đẳng xã hội.

Lấy ví dụ cụ thể, giáo sư Stacy dẫn chứng Đạo luật Cắt giảm Thuế năm 2017. Luật này mang lại lợi ích lớn nhất cho các tập đoàn và những người có thu nhập cao. Việc gia hạn các điều khoản cắt giảm thuế đó hiện là một trong những ưu tiên hàng đầu của "Trump 2.0", bên cạnh việc bãi bỏ các quy định quản lý doanh nghiệp.

Giới siêu giàu nắm quyền lực chính trị: Ai được lợi?

Giới siêu giàu nắm quyền lực chính trị: Ai được lợi?

Tuy nhiên, không phải tất cả các chính sách của Trump đều có lợi cho giới thượng lưu. Tổng thống đắc cử đã công khai ủng hộ một số chính sách có lợi cho người lao động, chẳng hạn như miễn thuế đối với tiền boa và tiền làm thêm giờ.

Việc Trump bổ nhiệm Dân biểu Lori Chavez-DeRemer (Đảng Cộng hòa - Oregon) làm Bộ trưởng Lao động cũng được xem là một tín hiệu tích cực cho quyền lợi của người lao động, bởi bà được nhiều người nhận định là có khuynh hướng ủng hộ người lao động.

Giàu có không đồng nghĩa với việc luôn đứng về phía giới thượng lưu. Một ví dụ điển hình là Tổng thống Franklin D. Roosevelt, người dù xuất thân từ gia đình giàu có nhưng lại nổi tiếng với những chính sách bảo vệ quyền lợi người lao động và tầng lớp trung lưu.

Michael Strain, một nhà kinh tế tại Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ, cho rằng việc có nhiều người giàu có trong đội ngũ cố vấn của Trump không nhất thiết là điều xấu. Ông nhận định: "Tôi coi giá trị tài sản ròng lớn của nhiều người được Tổng thống Trump bổ nhiệm là dấu hiệu tích cực về năng lực của họ. Nhưng tất nhiên, khả năng làm việc hiệu quả của họ cần được đánh giá dựa trên nhiều yếu tố hơn là chỉ số tài sản ròng".

Dù nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ lần thứ hai của ông Trump có thể sẽ không mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam như lần đầu, nhưng VinaCapital nhận thấy rủi...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Tuấn (Theo Axios) ([Tên nguồn])
Donald Trump Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN