Cả thế giới "nín thở" sau cú bắt tay của ông Trump và ông Putin

Sự kiện: Kinh tế thế giới
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Cuộc đàm phán giữa Mỹ và Nga nhằm kết thúc xung đột tại Ukraine làm thay đổi quan hệ thương mại toàn cầu. Cả thế giới chờ đợi tác động kinh tế, động thái xóa bỏ lệnh trừng phạt do các quốc gia áp lên Nga. 

Cú bắt tay được cả thế giới chú ý

Từ khi xung đột với Ukraine từ 3 năm trước, Nga chỉ trích Mỹ, làm giảm uy tín vai trò của Mỹ trong trật tự thế giới toàn cầu vì các lệnh trừng phạt quốc tế mà Mỹ áp dụng với Moscow.

Giờ đây, sự xuất hiện của chính quyền thân thiện hơn dưới thời Tổng thống Donald Trump và các cuộc đàm phán của Mỹ nhằm chấm dứt xung đột ở Ukraine thúc đẩy sự thay đổi ở Moscow. Điện Kremlin giảm bớt đáng kể lập trường đối đầu Mỹ mà họ áp dụng trong những năm qua.

Khi căng thẳng giữa ông Trump và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy bùng phát, với việc ông Trump gọi Zelenskyy là “nhà độc tài”, cuộc đàm phán đầu tiên giữa Nga và Mỹ kể từ năm 2022 tạo ra sự thay đổi lớn về mặt kinh tế, thương mại.

“Tôi đánh giá cao các cuộc đàm phán ở Saudi Arabia và chúng dần có kết quả. Quá trình đàm phán không có bất kỳ sự thiên vị, định kiến nào trong quá khứ”, ông Putin nói.

Tổng thống Nga cũng khen ngợi ông Trump vì thể hiện “sự kiềm chế” trong bối cảnh các nhà lãnh đạo châu Âu tức giận vì bị loại khỏi các cuộc đàm phán về tương lai của Ukraine.

Tâm trạng ở Moscow thay đổi nhanh chóng sau cuộc hội đàm Nga - Mỹ tại Riyadh vào thứ Ba, với mục đích rõ ràng là đặt nền tảng cho các cuộc đàm phán hòa bình sắp tới về Ukraine, bất chấp sự vắng mặt của Kyiv trong các cuộc thảo luận.

Thế giới chờ đợi sự thay đổi của kinh tế toàn cầu sau cuộc đàm phán giữa ông Trump và ông Putin.

Thế giới chờ đợi sự thay đổi của kinh tế toàn cầu sau cuộc đàm phán giữa ông Trump và ông Putin.

Truyền thông nhà nước Nga phản ứng tích cực với các cuộc đàm phán và sự thay đổi trong quan hệ Nga - Mỹ cũng như các quan chức cấp cao tại Moscow, những người nằm trong vòng tròn thân cận trung thành của Putin.

Dmitry Peskov - người phát ngôn Điện Kremlin - hôm thứ Tư cho biết các cuộc đàm phán tập trung vào việc “hồi sinh” quan hệ Mỹ - Nga hơn là Ukraine, không khí hiện tại “giống như đang làm việc”.

Sergey Lavrov - Bộ trưởng Ngoại giao Nga - đồng tình với quan điểm, ông cho rằng các cuộc đàm phán “rất mang tính xây dựng”, giúp các quốc gia đã “bắt đầu thoát khỏi bờ vực thẳm”.

Theo CNBC, việc ông Joe Biden rời Nhà Trắng và sự trở lại của ông Trump thúc đẩy Moscow giảm bớt giọng điệu chỉ trích đối với Mỹ. Tổng thống Nga thậm chí bày tỏ sự ủng hộ đối với mức thuế ông Trump công bố trong những tuần đầu nhậm chức.

Nga sẽ được hưởng lợi đáng kể nếu xung đột với Ukraine kết thúc. Trước đó, việc Moscow tăng cường sản xuất vũ khí quân sự, chuyển hướng công nhân khỏi các ngành công nghiệp và sản xuất quan trọng khác gây áp lực lạm phát dai dẳng, làm tăng giá các mặt hàng thiết yếu và thực phẩm lên người dân Nga.

Trông chờ gì?

Bất chấp xung đột quân sự, nền kinh tế Nga ước tính tăng trưởng 3,8% năm 2024, theo ước tính của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). Cơ quan này dự đoán tốc độ tăng trưởng của Nga sẽ giảm xuống còn 1,4% vào năm nay.

Trước đó, IMF dự báo Nga rơi vào suy thoái mạnh do tiêu dùng và đầu tư tư nhân chậm lại trong bối cảnh thị trường lao động thắt chặt hơn và tăng trưởng tiền lương chậm lại.

Trong bài phát biểu thường niên vào tháng 12/2024, ông Putin dự đoán mức tăng trưởng 2-2,5% vào năm nay và cho rằng nền kinh tế đang “quá nóng”.

Moscow thường xuyên hạ thấp tác động lệnh trừng phạt của phương Tây đối với các ngành công nghiệp chính của Nga, đặc biệt là các ngành dầu khí, cũng như bất kỳ tác động nào đến doanh thu xuất khẩu. Nga giảm thiểu tác động của lệnh trừng phạt bằng cách thúc đẩy thương mại với Trung Quốc và Ấn Độ.

Theo chuyên gia, đàm phán với Mỹ lần này khiến Nga không còn lo lắng.

Liam Peach - chuyên gia kinh tế cấp cao về thị trường mới nổi tại Capital Economics - cho biết: “Quyết định của Mỹ và Nga về mục tiêu chấm dứt xung đột ở Ukraine đánh dấu bước ngoặt quan trọng”.

Hình ảnh ghi lại cuộc gặp gỡ giữa ông Trump và Putin trong quá khứ.

Hình ảnh ghi lại cuộc gặp gỡ giữa ông Trump và Putin trong quá khứ.

Chuyên gia cho rằng các cuộc đàm phán sẽ mất thời gian, tác động kinh tế vĩ mô phụ thuộc vào các đặc điểm của bất kỳ thỏa thuận nào. Trước mắt, giá dòng khí đốt tự nhiên của Nga cao hơn, giá năng lượng thấp hơn.

“Thỏa thuận hòa bình có lợi cho các bên mang lại lợi ích kinh tế vĩ mô. Nó có thể nới lỏng các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga ở một số lĩnh vực nhất định, chẳng hạn việc Nga tiếp cận hệ thống tài chính Mỹ”, Liam Peach nhận định.

Hiện Ukraine và các đồng minh châu Âu tỏ thái độ khi Mỹ và Nga thiết lập quan hệ ngoại giao, tiến hành các cuộc đàm phán mà không có sự tham gia của họ.

Zelenskyy lên tiếng, bày tỏ sự bàng hoàng khi Kyiv bị loại khỏi các cuộc đàm phán ở Saudi Arabia. Sự thất vọng của ông bộc lộ rõ ​​ràng vào thứ Tư khi ông nói rằng ông Trump đang bị tác động bởi thông tin từ Nga.

Ông Trump đáp trả, cho rằng Zelenskyy là “nhà độc tài” và có tỷ lệ ủng hộ thấp. Tuy nhiên, kết quả thăm dò ý kiến do Viện Xã hội học Quốc tế Kyiv công bố hôm thứ Tư cho thấy 57% người Ukraine tin tưởng tổng thống của họ.

Ukraine đã không tổ chức bầu cử kể từ cuộc bầu cử của Zelenskyy năm 2019, với lý do không thể tổ chức bỏ phiếu trong thời chiến và khi thiết quân luật đang được áp dụng.

Tổng thống Nga Vladimir Putin và ông Donald Trump có thể gặp nhau trực tiếp vào cuối tháng này, sau hội nghị ở Saudi Arabia. Cú “bắt tay” giữa 2...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trạch Dương ([Tên nguồn])
Kinh tế thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN