Xuất hiện nhiều loại tội phạm tài chính mới, người dân mất tiền trong nháy mắt
Phát biểu tại Quốc hội mới đây, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm nói rằng với sự phát triển của công nghệ, nhiều loại tội phạm mới đã xuất hiện, trong đó vấn đề tín dụng điện tử, tiền ảo, tiền công nghệ cũng đã vượt xa khỏi sự kiểm soát của ngân hàng và lãnh thổ quốc gia.
Đặc biệt, các các cơ quan chức năng cảnh báo, càng về cuối năm hành vi lừa đảo càng tăng cao. Trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, các đối tượng lợi dụng sự thiếu hiểu biết về pháp luật và sự mất cảnh giác của người dân đã dùng những thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt nhằm chiếm đoạt tài sản...
Với sự phát triển của công nghệ, nhiều loại tội phạm mới đã xuất hiện
Theo báo cáo của Công an thành phố Hồ Chí Minh đến hết tháng 10-2019, toàn thành phố xảy ra 2.990 vụ phạm pháp hình sự. Tội phạm lừa đảo bằng công nghệ cao, Công an thành phố đã nhận được 164 tin báo tố giác tội phạm, trong đó có nhiều vụ lừa đảo liên quan đến lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
Điển hình phải kể đến vụ của bà N.V.Q. (quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh). Theo đó, bà Q. nhận được một cuộc gọi từ một người xưng danh là nhân viên ngân hàng nói bà có hành vi lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản gần 40 triệu đồng. Người này cho biết, hồ sơ đang được chuyển qua cơ quan công an và yêu cầu bà Q. gặp điều tra viên qua điện thoại. Bà Q. được điều tra viên yêu cầu cung cấp mật khẩu tài khoản của 2 ngân hàng để phục vụ công tác điều tra. Do quá lo sợ, bà Q. làm theo. Mấy ngày sau, bà phát hiện số tiền 17 tỷ đồng trong 2 tài khoản này đã "bốc hơi".
Tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), mới đây một số đối tượng lừa đảo giả danh nhân viên BIDV bằng cách lấy các hình ảnh hội thảo, tên cán bộ (giả mạo), các hoạt động có logo BIDV… gửi cho người dân qua các trang mạng Zalo, Facebook... Sau khi khách hàng tin tưởng, kẻ lừa đảo hứa có thể hỗ trợ khách hàng làm thủ tục vay vốn dưới 100 triệu đồng và yêu cầu khách hàng nộp phí bảo hiểm rủi ro cho khoản vay từ 1 đến 2 triệu đồng. Khi khách hàng chuyển số tiền này cho kẻ giả mạo thì gần như không liên lạc được nữa.
Tương tự, Công an TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Ðịnh cho biết đã tiếp nhận vụ việc anh N.Ð.T., khách hàng của ngân hàng V., trình báo vào trưa 19-8 đã thực hiện giao dịch chuyển 70 triệu đồng trên trang web trực tuyến của ngân hàng. Giao dịch vừa thực hiện xong thì có điện thoại gọi đến xưng là cán bộ của ngân hàng V., thông báo giao dịch bị lỗi và yêu cầu anh T. chuyển lại 70 triệu đồng. Ðể tạo dựng niềm tin, nhân viên này nói anh T. giữ máy để xác nhận các mã tổng đài gửi về chứng minh giao dịch này là đúng chủ, không bị lỗi. Ngay sau đó, có ba mã xác nhận OTP gửi qua số điện thoại, nên anh T. không cảnh giác và đọc cả ba mã cho đối tượng nêu trên. Vừa đọc xong, tài khoản của anh bị trừ 9,9 triệu đồng.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của các dịch vụ ngân hàng hiện đại, các hình thức lừa đảo, tội phạm công nghệ cao cũng đang có xu hướng ngày càng gia tăng cả về số lượng và hình thức. Theo lãnh đạo các ngân hàng, đối tượng lừa đảo đang sử dụng các thủ đoạn tinh vi, táo tợn, đặc biệt lợi dụng tâm lý cả tin của khách hàng để đánh cắp thông tin bảo mật sau đó chiếm đoạt tiền trong tài khoản của khách hàng, gây tổn hại tới uy tín của ngân hàng, cơ quan chức năng.
Trước thực trạng trên, các ngân hàng đã gửi thông báo đến khách hàng để khuyến cáo về thủ đoạn lừa đảo đánh cắp thông tin và chiếm đoạt tiền trong tài khoản/thẻ. Một số đối tượng lợi dụng những hình ảnh hội thảo, biển tên cán bộ và các hoạt động chung có lô-gô của ngân hàng để liên hệ với khách hàng qua Zalo, Facebook,... nhằm giả danh cán bộ của ngân hàng để lừa gạt.
Một ngân hàng khác cũng cảnh báo về việc một số đối tượng lừa đảo bằng hình thức gửi email/tin nhắn có chứa đường link (liên kết) truy cập vào website của dịch vụ chuyển tiền, nhận tiền từ nước ngoài, nhập thông tin đăng nhập tài khoản Internet Banking hoặc thông tin thẻ để nhận tiền. Thực chất, đây đều là các website giả mạo nhằm đánh cắp thông tin người dùng.
Đặc biệt, có những phương thức lừa đảo mới mà tội phạm đang sử dụng, như: mạo danh nhân viên ngân hàng hoặc nhân viên của các đơn vị cung cấp dịch vụ liên quan đến ngân hàng (nhất là ví điện tử) yêu cầu khách hàng xác thực thông tin để nâng cấp dịch vụ. Người dùng khi đăng tải câu hỏi lên website/fanpage của ví điện tử sẽ bị đối tượng lừa đảo mạo danh là nhân viên liên hệ, hỏi về vướng mắc khi sử dụng dịch vụ, sau đó yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng như một bước để khắc phục lỗi dịch vụ.
Phát biểu tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV mới đây, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm nói rằng với sự phát triển của công nghệ, nhiều loại tội phạm mới đã xuất hiện. Đặc biệt, an ninh mạng đã trở thành một vấn đề toàn cầu và không một quốc gia nào đủ lực để tự đối phó với vấn đề an ninh mạng.
Theo Bộ trưởng Tô Lâm, với sự phát triển của công nghệ đã xuất hiện nhiều loại tội phạm mới. Giả mạo nguồn gốc xuất xứ, buôn lậu trốn thuế đều có thể diễn ra trên không gian mạng. Thậm chí tội phạm mạng đã can thiệp vào bầu cử như ở một số nước trên thế giới. Vấn đề tín dụng điện tử, tiền ảo, tiền công nghệ cũng đã vượt xa khỏi sự kiểm soát của ngân hàng và lãnh thổ quốc gia.
“Không một quốc gia nào có đủ lực để đối phó với vấn đề an ninh mạng, mà đều phải liên kết, liên minh với nhau để xử lý vấn đề này. Đây là vấn đề toàn cầu, trong đó có Việt Nam”, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đã nhấn mạnh.
Theo Công an TP HCM, tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao hoặc điện thoại mạo danh Công an, Viện Kiểm sát,… để...
Nguồn: [Link nguồn]