Xử vụ Trịnh Văn Quyết: Hơn 30.000 nhà đầu tư vắng mặt, quyền lợi ra sao?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Ngày 22/7, TAND Hà Nội bắt đầu xét xử vụ án liên quan tới cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết. Việc nhà đầu tư không có mặt tại phiên toà sẽ xử lý thế nào?

TAND Hà Nội triệu tập 30.403 nhà đầu tư mua cổ phiếu (lần bán ra ban đầu) của Công ty cổ phần Xây dựng FLC Faros (mã chứng khoán ROS) là bị hại trong vụ án. Tuy nhiên, trong ngày đầu tiên (22/7) xét xử vụ án liên quan tới cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết, chỉ có khoảng 30 người bị hại đến tòa. 

Luật sư Trần Vi Thoại, Giám đốc Công ty Luật IB Legal Việt Nam, cho biết, theo quy định tại khoản 2 Điều 62 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, người bị hại hoặc người đại diện của họ có quyền như đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu; trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

Tham gia phiên tòa; trình bày ý kiến, đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi bị cáo và người khác tham gia phiên tòa; tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; xem biên bản phiên tòa; tự bảo vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình; tham gia các hoạt động tố tụng theo quy định; đề nghị hình phạt, mức bồi thường thiệt hại, biện pháp bảo đảm bồi thường...

Chỉ có 30/30.400 nhà đầu tư được triệu tập có mặt tại phiên xét xử vụ án Trịnh Văn Quyết. Hầu hết các nhà đầu tư đều vắng mặt, các hàng ghế đều bị bỏ trống. Ảnh: Tuyết Nhung

Chỉ có 30/30.400 nhà đầu tư được triệu tập có mặt tại phiên xét xử vụ án Trịnh Văn Quyết. Hầu hết các nhà đầu tư đều vắng mặt, các hàng ghế đều bị bỏ trống. Ảnh: Tuyết Nhung

Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa;

Trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của bị hại thì bị hại hoặc người đại diện của họ trình bày lời buộc tội tại phiên tòa.

Bị hại có nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; trường hợp cố ý vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị dẫn giải; chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Trường hợp bị hại chết, mất tích, bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì người đại diện thực hiện quyền và nghĩa vụ của người bị hại quy định.

Cơ quan, tổ chức là bị hại có sự chia, tách, sáp nhập, hợp nhất thì người đại diện theo pháp luật hoặc tổ chức, cá nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức đó có những quyền và nghĩa vụ theo quy định.

Căn cứ tại khoản 1 Điều 292 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định sự có mặt của bị hại hoặc người đại diện của họ. Cụ thể, nếu bị hại hoặc người đại diện của họ vắng mặt thì tùy trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử.

Trường hợp xét thấy sự vắng mặt của bị hại, đương sự chỉ trở ngại cho việc giải quyết bồi thường thiệt hại thì Hội đồng xét xử có thể tách việc bồi thường để xét xử sau theo quy định của pháp luật.

"Như vậy, để đảm bảo quyền lợi của mình, bị hại hoặc người đại diện của họ nên có mặt tham gia phiên toà.

Bởi nếu người bị hại đã được triệu tập hợp lệ, không gặp khó khăn, trở ngại đến mức không thể có mặt theo giấy triệu tập được mà cố tình vắng mặt thì toà án có quyền xét xử vắng mặt. Tuy nhiên, khi đó có thể bản án, quyết định bất lợi cho bị hại" - luật sư Trần Vi Thoại nhấn mạnh.

Cú nâng khống vốn gần 4.300 tỷ đồng và đẩy giá cổ phiếu ROS giúp Trịnh Văn Quyết có lúc là tỷ phú giàu nhất trên sàn chứng khoán, vợ cũng lọt top 10. Ngay sau đó là chuỗi ngày lao dốc và vướng vòng lao lý của đại gia bất động sản một thời.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Duy Anh ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN