Xăng dầu, giá thịt lợn kéo lạm phát tăng cao

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

7 tháng đầu năm 2020, giá thịt lợn neo cao từ đầu năm, cùng với sự tăng giá trở lại của giá xăng dầu, đã kéo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 4,07%.

Giá thịt lợn kéo lạm phát tăng cao. ảnh minh hoạ

Giá thịt lợn kéo lạm phát tăng cao. ảnh minh hoạ

Theo Tổng cục Thống kê (Bộ KH&ĐT), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2020 tăng 0,4% so với tháng 6/2020. Bình quân CPI 7 tháng đầu năm 2020 tăng 4,07% so với cùng kỳ năm 2019.

Có tới 9/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng. Trong đó, nhóm giao thông tăng nhiều nhất với 3,91% do ảnh hưởng của đợt điều chỉnh tăng giá xăng, dầu vào thời điểm ngày 27/6/2020 làm chỉ số giá xăng, dầu tăng 9,02%. Mặt hàng xăng dầu tăng đã khiến CPI chung tăng 0,37%.

Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,47%, chủ yếu do giá điện, nước sinh hoạt đồng loạt tăng khi nhu cầu sử dụng điện, nước tăng mạnh vào thời điểm thời tiết nắng nóng. Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,3% do đây là tháng học sinh, sinh viên bước vào kỳ nghỉ hè nên nhu cầu vui chơi giải trí tăng cao.

Các nhóm hàng hoá khác cũng tăng trong tháng 7 gồm: nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,07%, nhóm may mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,06%; Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,02% do thời tiết nắng nóng kéo dài nên nhu cầu tiêu dùng đồ uống, giải khát tăng. Nhóm thuốc và dịch vụ y tế và nhóm giáo dục cùng mức tăng 0,02%.

Chỉ có 2 nhóm hàng hoá góp phần làm giảm CPI gồm: hàng ăn và dịch vụ ăn uống và nhóm bưu chính viễn thông.

Một trong những chỉ số tăng vọt trong tháng 7 là chỉ số giá vàng tăng tới gần 28% so với cùng kỳ năm 2019.

Theo bà Đỗ Thị Ngọc, Vụ Thống kê giá (Tổng cục Thống kê), lạm phát cuối năm 2020 sẽ chịu tác động của nhiều nhóm yếu tố. Nhóm yếu tố điều hành đã đặt ra từ đầu năm như tăng lương cơ sở từ ngày 1/7; tăng học phí, viện phí theo lộ trình. Nhóm yếu tố thị trường, giá lương thực, thực phẩm tăng mạnh.

Theo báo cáo đánh giá tác động của COVID-19 do Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố, kinh tế Việt Nam đang đứng trước một đợt suy giảm lớn xuất phát từ nguyên nhân phi kinh tế. Trong bối cảnh này, các chính sách điều hành vĩ mô có ảnh hưởng quan trọng tới “sức đề kháng” của nền kinh tế, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dịch bệnh. Đặc biệt, chính sách vĩ mô sẽ quyết định nền kinh tế có khả năng phục hồi nhanh chóng hay không một khi bệnh dịch được kiểm soát.

“Bất kể bệnh dịch kéo dài bao lâu, nhiều doanh nghiệp có thể sẽ phá sản, Việt Nam cần đảm bảo sự ổn định kinh tế vĩ mô. Cần giữ lạm phát và lãi suất ở mức thấp, tỷ giá ổn định, đầu tư công được thực hiện đúng mục đích và giám sát tốt, môi trường đầu tư được cải thiện, thì sau bệnh dịch, nền kinh tế sẽ hồi phục nhanh chóng. Ngược lại, nếu để xảy ra lạm phát, mất ổn định kinh tế vĩ mô, Việt Nam sẽ mất nhiều năm tiếp theo để giải quyết các vấn đề không phải bệnh dịch, lúc đó nền kinh tế sẽ đình trệ…”, báo cáo của Đại học Kinh tế Quốc dân nhận định. 

Đại gia không smartphone, từng lau sàn nhà kiếm tiền nay giàu hàng đầu cả nước

Giàu có và nhiều tiền song người đàn ông này không dùng smartphone.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quỳnh Nga ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN