Vốn ngoại đổ vào bất động sản tăng vọt

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Năm tháng đầu năm, nhà đầu tư nước ngoài đã rót gần 1,98 tỷ USD vào ngành kinh doanh bất động sản, tăng hơn 70% so với cùng kỳ năm ngoái.

Số liệu từ Bộ Kế hoạch & Đầu tư công bố sáng 27/5 cho thấy nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam tiếp tục duy trì mức cao. Tính chung 5 tháng, tổng vốn đăng ký đạt hơn 11 tỷ USD, tăng 2% so với cùng kỳ 2023. Trong đó, vốn đăng ký mới tăng 50%, đạt 7,94 tỷ USD. Số dự án mới cũng tăng 27%, lên gần 1.230.

Ngoài ra, vốn giải ngân tiếp tục xu hướng tích cực khi đạt hơn 8,25 tỷ USD trong 5 tháng, tăng trên 7,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 17 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với hơn 7,43 tỷ USD, chiếm 67,1% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 11,9% so với cùng kỳ. Lĩnh vực bất động sản đứng thứ 2, ghi nhận tín hiệu tích cực với gần 1,98 tỷ USD, chiếm 18% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng hơn 70% so với cùng kỳ 2023. Tiếp theo lần lượt là các ngành bán buôn bán lẻ, vận tải kho bãi.

Vốn nước ngoài rót mạnh vào bất động sản trong bối cảnh thị trường này có dấu hiệu khởi sắc rõ nét. Giới chuyên môn dự báo thị trường năm 2024 - 2025 sẽ tốt hơn khi lạm phát trong tầm kiểm soát và lãi suất giảm, ở mức thấp.

Ngoài ra, các vướng mắc về pháp lý dần được tháo gỡ khi Chính phủ đang đề xuất cho phép Luật Đất đai, Nhà ở và Kinh doanh bất động sản có hiệu lực sớm hơn 5 tháng so với kế hoạch ban đầu. Bên cạnh đó, đầu tư công, phát triển cơ sở hạ tầng được đẩy mạnh tạo đà cho thị trường bất động sản phát triển.

Cùng đó, nhiều dự án lớn ở các lĩnh vực năng lượng (sản xuất pin, tế bào quang điện, thanh silic), sản xuất linh kiện, sản phẩm điện tử, sản phẩm nhiều giá trị gia tăng được đầu tư mới và mở rộng vốn trong 5 tháng.

Xét theo đối tác, 78 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong 5 tháng đầu năm. Singapore vẫn dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 3,25 tỷ USD, tăng hơn 28,2% so cùng kỳ.

Các đối tác đầu tư lớn nhất trong 5 tháng đầu năm đều là các đối tác truyền thống của Việt Nam và đến từ châu Á. Riêng 5 thị trường dẫn đầu (Singapore, Hong Kong, Nhật Bản, Trung Quốc (đại lục), Hàn Quốc) chiếm tới 73% số dự án đầu tư mới và 74% tổng vốn đầu tư đăng ký của cả nước.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, vốn ngoại vẫn tập trung ở các địa phương có nhiều lợi thế (cơ sở hạ tầng, nhân lực, cải cách thủ tục hành chính) như Hà Nội, TP HCM, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Phòng... Nhóm 10 địa phương dẫn đầu chiếm gần 75% dự án mới và 75% vốn đầu tư cả nước.

Theo thống kê của Trung tâm Dịch vụ việc làm thành phố Hồ Chí Minh, hiện có một số ngành nghề được doanh nghiệp đặt hàng tuyển dụng nhiều, nhưng lao...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phương Dung ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN