Virus viêm phổi lạ gây hoang mang, cổ phiếu thay đổi khó đoán
Tại Phố Wall, các cổ phiếu đã giảm sau khi Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh xác nhận trường hợp đầu tiên ở Hoa Kỳ mắc loại virus bí ẩn, vốn đã lây nhiễm hàng trăm người ở Trung Quốc trong thời gian gần đây.
Thị trường ở các nước châu Á chủ yếu tăng cao ngoài dự đoán trong phiên giao dịch sáng ngày 22/1, trong bối cảnh các nhà đầu tư cân nhắc mối lo ngại về sự lây lan của virus corona – loại virus đã giết chết 9 người ở Trung Quốc cho đến nay.
Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông, liên tục thua lỗ tại các thị trường lớn châu Á trong phiên giao dịch ngày 21/1, đã tăng điểm trở lại vào sáng ngày 22/1 với mức tăng 0,81%.
Chứng khoán Trung Quốc đại lục đã phục hồi đôi chút sau khi giảm hơn 1% vào ngày 21/1, chỉ số Shenzhen component tăng 0,3% và Shanghai composite giảm 3,23%.
Tại một số khu vực khác ở châu Á, Nikkei 225 tăng hơn 0,59% trong khi chỉ số Topix tăng thêm 0,4%. Trong khi đó, chứng khoán tại Úc tăng khi S&P/ASX 200 tăng 0,96%. Nhìn chung, chỉ số MSCI châu Á của Nhật Bản tăng hơn 0,52%.
Đêm qua trên Phố Wall, các cổ phiếu đã giảm sau khi Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh xác nhận trường hợp đầu tiên ở Hoa Kỳ mắc loại virus corona bí ẩn, vốn đã lây nhiễm hàng trăm người ở Trung Quốc trong thời gian gần đây.
Cổ phiếu trở nên khó dự đoán khi mối lo ngại về loại virus mới leo thang (Nguồn: CNBC)
Chỉ số Dow Jones Industrial Average giảm 152,06 điểm, đóng cửa phiên giao dịch ngày 21/1 ở mức 29.196,04, trong khi S&P 500 giảm 0,3% để kết thúc ngày giao dịch ở mức 3.320,79. Nasdaq Composite cũng giảm 0,2%, và đóng cửa ở mức 9.370,81.
Các quan chức y tế cộng đồng đã xác nhận hơn 400 trường hợp mắc bệnh, gợi lên ký ức về sự bùng phát của hội chứng hô hấp cấp tính, hay còn được gọi là SARS, ở Trung Quốc vào năm 2003. Các cơ quan y tế cũng đã xác nhận các trường hợp nhiễm bệnh ở Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan.
"Tâm lý thị trường đã chuyển sang tiêu cực nhẹ khi các nhà đầu tư trở nên thận trọng sau tin tức về sự lây lan của virus giống như SARS. Điều này dẫn tới một thị trường khó dự báo hơn trong tương lai do các bất ổn có thể xảy ra bất cứ lúc nào”, Rodrigo Catril, chiến lược gia ngoại hối cao cấp tại Ngân hàng Quốc gia Úc, đã viết trong báo cáo sáng ngày 22/1.
"Mặc dù vẫn còn sớm, nhưng bất kỳ rủi ro bùng phát nào cũng có thể làm giảm tâm lý và chi tiêu của người tiêu dùng, bao gồm cả du lịch cũng như kinh doanh liên quan đến du lịch và vận tải”, Catril nói. “Lần này, tâm chấn xuất hiện ở Trung Quốc, vì vậy tác động tăng trưởng kinh tế có thể nghiêm trọng hơn và do đó đây chắc chắn là một chủ đề quan trọng cần nắm được để theo dõi thị trường".
Nguồn: [Link nguồn]
Giá dầu tăng vọt và chứng khoán thế giới chìm trong sắc đỏ trong phiên giao dịch thứ Tư (8/1), khi Iran tấn công vào một...