Việt Nam lọt top 10 nước nhận kiều hối lớn nhất thế giới

Theo dữ liệu kiều hối thường niên mới cập nhật của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam là nước có lượng kiều hối lớn thứ 9 trên thế giới, ước năm 2019 sẽ đạt 16,7 tỷ USD (tương đương 6,4% GDP), tăng 700 triệu USD so với năm 2018.

Thực tế sử dụng kiều hối trong nhiều năm qua cho thấy, ngoại tệ gửi về đã hỗ trợ cho nhiều hoạt động tại địa phương như: sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn cho đời sống người thân, giải quyết việc làm, qua đó tạo điều kiện cho phát triển kinh tế.

Đây là lần thứ 5 Việt Nam lọt vào top 10 nước nhận kiều hối lớn nhất thế giới

Đây là lần thứ 5 Việt Nam lọt vào top 10 nước nhận kiều hối lớn nhất thế giới

Là địa bàn thường chiếm đến một nửa lượng kiều hối của cả nước, ngoại tệ chuyển về TP.HCM tăng khoảng 10 - 15 %/năm. Từ đầu năm đến nay, lượng kiều hối về đây đã vượt 4,3 tỷ USD và đang tiếp tục tăng nhanh trong những ngày tới. Trước mùa kiều hối cuối năm, các tổ chức tín dụng đồng loạt nâng cấp những dịch vụ nhận và chuyển tiền từ nước ngoài, đặc biệt gần đây tập trung vào các giao dịch online, giúp giảm tối đa thời gian giao dịch.

Đây là lần thứ 5 Việt Nam lọt vào top 10 nước nhận kiều hối lớn nhất thế giới. Xét trong bối cảnh năm 2019, con số 16,7 tỷ USD, tương đương 6,4% GDP, có ý nghĩa đặc biệt. Dòng kiều hối về Việt Nam đã tăng khoảng gần 120 lần, từ 0,14 tỷ USD trong năm 1993 lên 13,8 tỷ USD năm 2017 và năm 2018 tăng vọt lên 16 tỷ USD. Đây cũng là nguồn lực để cân đối, giúp ổn định tỷ giá.

Trong năm nay, 10 quốc gia dự kiến nhận kiều hối lớn nhất thế giới gồm Ấn Độ, Trung Quốc, Mexico, Philippines, Ai Cập, Nigeria, Pakistan, Bangladesh, Việt Nam và Ukraine.

Tại khu vực Đông Nam Á, lượng kiều hối của Việt Nam chưa đến một nửa so với Philipines (35,1) và cao hơn nhiều so với các nước như Indonesia, Thái Lan, Malaysia...

Theo báo cáo mới nhất của WB và Knomad, nhiều năm trở lại đây, khoảng hơn 100.000 người Việt hằng năm chuyển sang làm việc ở nước ngoài nâng tổng số người Việt làm việc ở nước ngoài lên hơn 540.000.

Lượng người nhập cư chính thống của Việt Nam sang Nhật Bản tăng nhanh nhất so với các thị trường khác, báo cáo của WB cho biết. Việt Nam cũng là một trong 9 nước được Nhật Bản xác định là nguồn cung lao động nước ngoài lớn cho quốc gia này. Năm 2018, trong số 142.800 người Việt sang các thị trường khác, có 68.700 người đã tới Nhật Bản, tiếp theo là Đài Loan (60.400 người), Hàn Quốc (6.500 người)... 

Theo số liệu của ILO năm 2018, thu nhập trung bình tháng của người Việt Nam tại Nhật Bản và Hàn Quốc là 1.000 – 1.200 USD, ở Đài Loan là 700-800 USD, các nước Trung Đông là 400-600 USD.

Việc tiếp tục nằm trong nhóm các quốc gia nhận kiều hối lớn nhất đã giúp tỷ giá USD/VND ổn định từ đầu năm đến nay.

Nguồn: [Link nguồn]

Việt Nam sẽ có hơn 15.000 triệu phú USD vào năm 2023

Việt Nam đang đứng thứ 4 thế giới về tốc độ tăng trưởng của cải trên mỗi đầu người trưởng thành, chỉ xếp sau...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quỳnh Chi ([Tên nguồn])
Tiền tệ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN