Việt Nam là nước thu lợi nhiều nhất giữa cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung?
Nền kinh tế của Việt Nam đã ghi nhận mức tăng trưởng gần 8% do chuyển đổi định hướng sản xuất khi các nhà nhập khẩu tìm cách tránh né thuế quan do Donald Trump áp đặt lên các mặt hàng đến từ Trung Quốc.
Theo trang báo SCMP, Việt Nam là nước hưởng lợi lớn nhất từ sự thay đổi trong chuỗi cung ứng gây ra bởi cuộc chiến tranh thương mại kéo dài gần một năm giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Điều này xuất phát từ thực tế các nhà nhập khẩu từ hai nền kinh tế lớn nhất này tìm cách né tránh các khoản thuế quan ngày càng tăng do Tổng thống Mỹ Donald Trump và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đặt ra.
Nền kinh tế của Việt Nam đã ghi nhận mức tăng tưởng gần 8% do sự thay đổi trong định hướng sản xuất gây ra bởi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, theo phân tích của Ngân hàng đầu tư Nomura của Nhật Bản.
Nền kinh tế Việt Nam đã tăng gần 8% do sự thay đổi sản xuất do chiến tranh thương mại Mỹ-Trung (nguồn: SCMP)
Ngân hàng này đã nghiên cứu dữ liệu thương mại đối với 50 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Báo cáo này được thực hiện từ quý đầu tiên của năm 2018, ngay khi Mỹ công bố danh sách dự định tăng thuế các mặt hàng nhập khẩu đến từ Trung Quốc, đến tháng 3/2019. Mục tiêu là đánh giá mức độ chuyển hướng thương mại, chuyển hướng hàng hóa để tránh phải trả thuế.
Phần lớn lợi nhuận của Việt Nam đến từ xu thế gia tăng nhập khẩu các mặt hàng bị Mỹ tăng mức thuế quan đối với Trung Quốc, chủ yếu là thiết bị điện tử cho điện thoại, đồ nội thất và thiết bị xử lý dữ liệu tự động, ngoài ra các công ty đa quốc gia có thể nhanh chóng di chuyển đến các nhà máy bên ngoài Trung Quốc, nghiên cứu cho biết. Hơn nữa, một số công ty đến từ Trung Quốc đã bắt đầu nhập khẩu tấm ván, vật liệu xây dựng, bông, vải cotton và các thiết bị điện tử khác từ Việt Nam thay vì Mỹ.
Hoạt động mở rộng nhập khẩu của Mỹ đối với các mặt hàng vốn đến nhiều từ Trung Quốc, như linh kiện điện tử, cũng đã mang lại lợi ịch không nhỏ cho Đài Loan và Hàn Quốc. Ngoài ra, khi Trung Quốc tìm kiếm các nhà cung cấp mặt hàng nông sản và vật liệu xây dựng, Chile, Malaysia và Argentina cũng là các nước được lợi nổi bật.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nền kinh tế của Đài Loan và Hàn Quốc đang phải đối mặt với nhiều biến động tại thị trường Trung Quốc. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hàn Quốc trong quý đầu tiên đã giảm 0,4% so với quý cuối cùng của năm 2018, dữ liệu được Ngân hàng đầu tư Nomura công bố cho thấy.
Trong khi đó, xuất khẩu của Đài Loan đã giảm 3,3% trong tháng 4 so với cùng kỳ năm ngoái, có nghĩa là mặc dù thực tế là họ đang đón nhận một số vụ chuyển hướng thương mại của Trung Quốc, nhưng nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm từ Đài Loan vẫn còn rất thấp.
Nomura nhận thấy rằng 12 trong số 20 công ty hàng đầu được niêm yết trên sàn chứng khoán S&P 500 của Mỹ có doanh thu thuần đến từ Trung Quốc. Các công ty này hầu hết là các công ty điện tử, với tổng doanh thu đạt 144 tỷ USD vào năm 2018. Hoa Kỳ hiện đang lấy ý kiến công chúng về kế hoạch áp thuế lên tới 25% đối với khối hàng hóa trị giá 300 tỷ USD đến từ Trung Quốc, phiên điều trần sẽ diễn ra vào ngày 17/6 tới đây.
Nếu các động thái kinh doanh gần đây của Mỹ đối với các công ty công nghệ Huawei và ZTE của Trung Quốc có thể leo thang thành 'chiến tranh lạnh' về công nghệ, thì không nên đánh giá thấp khả năng tái phân bổ các chuỗi giá trị toàn cầu. Khi đó, các ông lớn công nghệ của Trung Quốc có thể chuyển từ các nhà cung cấp của Mỹ sang các nhà cung cấp trong nước.
Nếu thuế quan được áp đặt bao trùm toàn bộ nền thương mại của Hoa Kỳ-Trung Quốc và khiến thị trường lao dốc, GDP...