Trải qua một năm đầy biến động, kinh tế Việt Nam vẫn đạt nhiều thành tích nổi bật. Theo đó, tăng trưởng kinh tế năm 2018 đạt 7,08% so với năm 2017 - mức tăng cao nhất trong vòng 11 năm qua; chất lượng tăng trưởng và môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện; cùng với đó là những sự kiện kinh tế ấn tượng đã diễn ra trong năm qua.
Về tổng quan, quy mô nền kinh tế Việt Nam theo giá hiện hành đạt 5,54 triệu tỷ đồng; GDP bình quân đầu người ước tính đạt 58,5 triệu đồng, tương đương 2.587 USD, tăng 198 USD so với năm 2017. CPI bình quân năm 2018 tăng 3,54% so với bình quân năm 2017, dưới mục tiêu Quốc hội đề ra.
Cơ cấu nền kinh tế Việt Nam năm 2018: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 14,6% GDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 34,3%; khu vực dịch vụ chiếm 41,2%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,98%.
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018 đạt tốc độ cao nhất 10 năm nhờ vào động lực chính là ngành công nghiệp chế biến chế tạo (đóng góp 2,5%), ngành dịch vụ (đóng góp 2,75%) và ngành nông, lâm thủy sản tăng trưởng tốt.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chênh lệch thu chi ngân sách Nhà nước trong năm 2018 đạt con số dương 400 tỷ đồng. Trong khi nhiều năm gần đây đều bội chi.
Đây là lần đầu tiên ngân sách Nhà nước thặng dư trong ít nhất 13 năm theo số liệu từ năm 2005 tới nay. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc chi ngân sách cho đầu tư phát triển thấp hơn nhiều so với dự toán, chỉ đạt 65,1%.
- Ngày 12/11/2018: CPTPP cùng các văn kiện liên quan đã được phê chuẩn tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XIV
- Là Hiệp định thương mại tự do lớn thứ ba thế giới hiện nay
- Cơ hội: mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng, cải cách chính sách.
- Chủ đề “ASEAN 4.0: Tinh thần doanh nghiệp và Cách mạng công nghiệp 4.0”.
- Việt Nam đã có đóng góp, sáng kiến quan trọng như: xây dựng quy tắc của ASEAN về hợp tác chia sẻ dữ liệu, hòa mạng di động một giá cước của ASEAN; kết nối mạng lưới giáo dục và xây dựng hệ thống học tập suốt đời cho các nước ASEAN…
Đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại 19 tập đoàn, tổng công ty lớn với số vốn 1 triệu tỷ đồng, tài sản trị giá 2,3 triệu tỷ đồng.
- Được Tổ chức Du lịch thế giới đánh giá xếp thứ 6/10 quốc gia tăng trưởng khách du lịch cao nhất.
- Tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng 3 triệu lượt so với năm 2017 và 5 triệu lượt so với năm 2016.
- Dự trữ ngoại hối của Việt Nam ước đạt 60 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay.
- Đóng góp từ: đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng, làn sóng cổ phần hóa diễn ra mạnh mẽ, cán cân thương mại tiếp tục thặng dư, kiều hối tăng mạnh…
Các vụ án kinh tế quy mô lớn, gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tổng công ty Xây lắp dầu khí; Ngân hàng Ocean Bank; Ngân hàng Đông Á; Ngân hàng Xây dựng Việt Nam; Tổng Công ty Thái Sơn (Bộ Quốc phòng) đánh bạc nghìn tỷ qua mạng.
Toàn bộ các chỉ tiêu kinh tế xã hội đã đạt mức và vượt mức đề ra như: tăng trưởng GDP, kim ngạch xuất nhập khẩu, kiểm soát tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp…
- Các doanh nghiệp có quy mô lớn chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam như: Vinhomes, Techcombank, VPBank, HDBank..
- Chỉ số VN-Index đạt đỉnh lịch sử trên 1200 điểm, vốn hóa thị trường cao nhất từ trước đến nay.
Chiều 20/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua dự thảo Nghị quyết về biểu thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu. Thời hạn có hiệu lực của Nghị quyết từ ngày 1/1/2019.
Cụ thể: thuế môi trường với xăng sẽ tăng thêm 1.000 đồng/lít lên mức kịch khung 4.000 đồng/lít. Dầu hỏa sẽ tăng thuế môi trường từ 300 đồng/lít lên 1.000 đồng/lít; Dầu mazut tăng từ 900 đồng/lít lên 2.000 đồng/lít; Dầu nhờn và mỡ nhờn cũng tăng từ mức 900 đồng/lít lên 2.000 đồng/lít.
Năm 2018 ghi nhận một dấu mốc quan trọng trong ngành công nghiệp chế tạo ô tô khi Việt Nam lần đầu tiên có mẫu ô tô được giới thiệu tại Paris Motor Show 2018 - Triển lãm ô tô danh giá nhất thế giới.