Vì sao nhiều ngân hàng tổ chức đại hội cổ đông bất thường?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Nhiều ngân hàng thương mại đồng loạt thông báo về việc tổ chức đại hội cổ đông bất thường để thông qua nhiều vấn đề mới theo quy định của luật

Ngân hàng Kiên Long (KienlongBank) cho biết ngày 22-7 tới sẽ chốt danh sách cổ đông hiện hữu thực hiện quyền ứng cử, đề cử và tham dự đại hội cổ đông bất thường năm 2024, dự kiến diễn ra vào tháng 10-2024.

Mục đích để để trình cổ đông thông qua quy chế Tổ chức và hoạt động của Hội đồng Quản trị (HĐQT), Ban Kiểm soát; quy chế quản trị nội bộ của KienlongBank và các nội dung khác có liên quan. Ngoài ra, tại đại hội bất thường lần này, KienlongBank cũng sẽ thay đổi cơ cấu, số lượng, bầu bổ sung thành viên HĐQT độc lập, Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2023 - 2027.

Nhiều ngân hàng thương mại tổ chức đại hội cổ đông bất thường trong tháng 6,7,8 nhằm đáp ứng quy định mới trong Luật các tổ chức tín dụng 2024

Nhiều ngân hàng thương mại tổ chức đại hội cổ đông bất thường trong tháng 6,7,8 nhằm đáp ứng quy định mới trong Luật các tổ chức tín dụng 2024

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cũng vừa thông báo sẽ chốt danh sách cổ đông vào ngày 19-7 nhằm chuẩn bị cuộc họp Đại hội cổ đông bất thường năm 2024. Dự kiến đại hội sẽ diễn ra vào ngày 19-8, nhằm thông qua phương án phát hành cổ phiếu riêng lẻ để tăng vốn điều lệ Vietcombank; sửa đổi, bổ sung điều lệ tổ chức và hoạt động của ngân hàng; quy chế tổ chức và hoạt động của HĐQT; quy chế quản trị nội bộ. Đại hội cổ đông của Vietcombank dự kiến cũng bầu bổ sung thanh viên HĐQT nhiệm kỳ 2023-2028…

Một ngân hàng khác là Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LPBank) cũng sẽ tổ chức đại hội cổ đông bất thường năm 2024 vào tháng 9 tới, nhằm bầu bổ sung thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2023-2028; thông qua tờ trình về việc điều chỉnh phương án tăng vốn điều lệ năm 2024 và một số nội dung khác thuộc thẩm quyền của đại hội cổ đông.

Trước đó, HĐQT LPBank cho biết sẽ xem xét trình đại hội phê duyệt điều chỉnh phương án tăng vốn điều lệ năm 2024 thông qua hình thức phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm 2023 tại phiên họp bất thường này. Tỉ lệ chi trả cổ tức dự kiến là 16,8%.

Ngoài ra, PGBank cũng dự kiến tổ chức đại hội cổ đông bất thường trong tháng 8 năm nay; trong khi MB, VIB đã tổ chức đại hội cổ đông bất thường vào tháng 6-2024 để thông qua nhiều vấn đề quan trọng. 

Theo các ngân hàng, việc tổ chức đại hội Đại hội đồng cổ đông bất thường trong năm nay nhằm đáp ứng sớm các yêu cầu theo Luật các tổ chức tín dụng 2024, có hiệu lực từ 1-7-2024. 

Đại diện KienlongBank cho hay việc thay đổi cơ cấu, bổ sung nhân sự giúp ngân hàng kiện toàn, tăng cường năng lực giám sát, quản trị theo Luật các tổ chức tín dụng 2024 có hiệu lực. Đồng thời, nâng cao hơn nữa kết quả đáp ứng các thông lệ về quản trị theo các chuẩn mực mới, làm tiền đề triển khai các giai đoạn nâng cao hơn. 

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, đại diện một số ngân hàng nói rằng khi Luật các tổ chức tín dụng 2024 có hiệu lực từ 1-7 với một số quy định mới, các ngân hàng sẽ phải thay đổi, bổ sung điều lệ hoạt động nên phải tổ chức đại hội cổ đông bất thường.

"Theo quy định, một số quy định phải cập nhật theo luật mới, có sự thay đổi phải xin ý kiến cổ đông, ngân hàng đều phải tổ chức đại hội (trực tiếp hoặc trực tuyến). Một số nội dung xin ý kiến cổ đông khác sẽ tùy vào nhu cầu của từng ngân hàng. Và đây là hoạt động bình thường của ngân hàng niêm yết" - đại diện một ngân hàng nói.

Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil đứng đầu danh sách nhóm doanh nghiệp nợ thuế bị nêu tên với số tiền gần 1.740 tỷ đồng. Giám đốc doanh nghiệp này đã dùng tiền từ Quỹ bình ổn giá xăng dầu đi hối lộ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thái Phương, Ảnh: Bình An ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN