Vì sao các thương hiệu lớn đổ xô đi sản xuất... tiếng cười?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Hài độc thoại trở thành phương thức quảng cáo mới để các công ty như JD.com, Meituan, Alibaba thu hút người tiêu dùng thế hệ Z.

Hài độc thoại trở thành phương thức tiếp thị mới cho các thương hiệu lớn.

Hài độc thoại trở thành phương thức tiếp thị mới cho các thương hiệu lớn.

Cười không chỉ tốt cho tinh thần mà còn tốt cho công việc kinh doanh, như cách mà nhiều công ty Trung Quốc đang khai phá.

Theo SCMP, trong vài năm qua, ngày càng nhiều doanh nghiệp nước này đã sử dụng một phương thức quảng cáo mới lạ để tiếp cận khách hàng trẻ tuổi và tạo tiếng vang cho thương hiệu, đó là sản xuất các chương trình hài kịch độc thoại.

Từ những gã khổng lồ thương mại điện tử như JD.com đến các ứng dụng giao đồ ăn như Meituan, một số công ty lớn nhất của Trung Quốc đang nhắm mục tiêu vào người tiêu dùng tri thức trẻ và thế hệ Z sành điệu, hứng thú với các sự kiện hài ảo và nội dung video gây cười.

Năm 2019, Didi Chuxing, công ty gọi xe thống trị Trung Quốc, đã tiên phong bằng chương trình hài trực tuyến kéo dài một giờ. Công ty trả thù lao cho một số cây hài nổi tiếng để đùa cợt về chính thương hiệu của mình trong nỗ lực hàn gắn danh tiếng sau những vụ gây tai nạn chết người.

Sau thành công của mô hình, những công ty internet khác, bao gồm Suning và Alibaba bắt đầu thêm các chương trình hài vào kho quảng cáo vốn trước đây chỉ tập trung vào TV, chương trình tạp kỹ và phim.

“Họ chuyển sang hài độc thoại vì thể loại này đang trở nên phổ biến và thể hiện tốt hơn thị hiếu và quan điểm của giới trẻ Trung Quốc về tiêu dùng, cuộc sống và xã hội”, Linus Guan, một nhà sản xuất phim hài độc lập cho biết.

Sự o bế của các công ty cũng giúp thúc đẩy nền hài độc thoại đang phát triển của Trung Quốc. Các đêm diễn bùng nổ trên khắp đất nước và các nghệ sĩ hài chuyên nghiệp đang thu phí gấp ba lần so với cách đây vài năm.

"Các cây hài độc thoại nổi tiếng yêu cầu thù lao đến một triệu nhân dân tệ (155.000 USD) cho một lần xuất hiện, tăng so với khoảng 300.000 nhân dân tệ cách đây vài năm", Guan nói.

“Tính cả chi phí quảng bá và tổ chức hàng chục triệu nhân dân tệ, một buổi diễn 45-60 phút sẽ tiêu tốn tổng cộng 30 triệu. Nhưng ngay cả với mức giá như vậy, nhiều thương hiệu vẫn lao vào”.

Trong khi hài độc thoại phát trực tiếp đã phát triển mạnh trong những năm gần đây - đặc biệt là trong dịch bệnh - các câu lạc bộ hài kịch truyền thống cũng đang phát triển mạnh ở các thành phố của Trung Quốc, thu hút ngày càng nhiều thanh niên, công nhân và sinh viên thích cười về các vấn đề xã hội đương đại.

Mặc dù một tiếng cười sảng khoái có thể là liều thuốc hoàn hảo cho những khó khăn do dịch bệnh gây ra trong 18 tháng qua, các diễn viên hài Trung Quốc phải lựa chọn câu chuyện của mình một cách khôn khéo để tránh những chủ đề nhạy cảm.

Các chủ đề nóng trong giới trẻ Trung Quốc như trào lưu “nằm dài ở nhà” - một hình thức phản kháng xã hội về làm việc nặng nhọc và chủ nghĩa tiêu dùng cũng bị hạn chế nhắc đến.

Danh sách các chủ đề nhạy cảm ngày càng mở rộng cũng tạo ra rủi ro cho các nhà đầu tư và nhà tài trợ, những người cố gắng tìm ra những vấn đề gây được tiếng vang với khán giả trẻ mà không gặp rắc rối.

Nguồn: [Link nguồn]

Điều ít biết về DN nợ lương công nhân 6 tháng ròng: ”Ông trùm” thu gom rác, doanh thu trăm tỷ mỗi năm

Trước khi dính phải lùm xùm nợ lương công nhân thu gom rác 6 tháng ròng, công ty Minh Quân còn nhiều lần được "bêu tên"...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trương Mạnh Kiên ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN