Vắng bóng sinh viên, nhiều chung cư mini hạ giá, bán tháo

Với mục đích xây dựng cho sinh viên thuê, song 2 năm nay vắng khách, nhiều chủ chung cư mini, nhà trọ phải hạ giá, bán tháo.

Hàng chục tỷ "đắp chiếu"

Nằm trên đường Hoàng Văn Thái, Thanh Xuân, Hà Nội, toà chung cư mini 8 tầng, có thang máy với 19 căn hộ đang được chào bán "cắt lỗ" 16,5 tỷ đồng.

Chung cư mini đang xuống giá do vắng bóng khách thuê (ảnh minh hoạ)

Chung cư mini đang xuống giá do vắng bóng khách thuê (ảnh minh hoạ)

Chị Châu Thị An, chủ căn nhà cho biết, tổng diện tích đất 76m2, sổ đỏ đầy đủ. Hai năm trước, chị mua xây dựng với mục đích cho thuê. Khi tỷ lệ khách thuê lấp đầy, mỗi tháng chị thu về 115 triệu đồng.

Thế nhưng gần đây, khách thuê phập phù, nguồn thu nhập không ổn định nên anh chị bán lại với mong muốn thu tiền gốc.

Chị An tính toán, chi phí anh chị bỏ ra 3 năm trước hơn 13 tỷ đồng, hiện nay bán 16,5 tỷ đồng bao gồm cả nội thất, nguồn khách hàng và toàn bộ hạ tầng đã đầu tư. Nếu so giá xây dựng với giá bán thì "lãi" 3 tỷ. Nhưng nếu cộng các chi phí đầu tư như lãi vay, chi phí đầu tư kiếm khách, vận hành... thì vẫn đang bị âm. "Kể cả hiện nay bỏ ra 16,5 tỷ cũng không xây dựng được căn hộ như này cho thuê vì chi phí nhân công, vật liệu, đất, xây dựng đều tăng so với 3 năm về trước", chị An cho hay.

Suốt nửa năm vắng khách, chung cư mini 8 tầng diện tích 136m2 có 42 phòng ở đường Trần Đại Nghĩa (quận Hai Bà Trưng) cũng đang được rao bán với giá 20 tỷ đồng (trung bình 147 triệu đồng/m2).

Một người đang thuê trọ cho biết, chủ nhà không ở đây. Họ chỉ đến vào dịp cuối tháng để thu tiền nhà tháng sau và điện nước. Giá thuê trọ mỗi tháng hơn 2 triệu chưa tính điện nước.

"Những năm trước, học sinh đi học, khu trọ lúc nào cũng chật cứng. Hai năm nay "tắc bụp", người ở lưa thưa. Lần nào đến thu tiền chủ nhà cũng nhăn nhó buồn rầu vì bụi bặm. Mới đây thấy họ treo biển chuyển nhượng toàn bộ. Thấy bảo do đầu tư vốn lớn nhưng nguồn thu không đủ trả nợ".

PV liên hệ với chủ nhà, anh Tạ Văn Việt cho biết, anh có 2 khu trọ như thế. Nếu đông khách, mỗi tháng anh thu gần 200 triệu đồng. Trả tiền gốc và lãi ngân hàng đang vay anh cũng dư ra 30 triệu/tháng. Với thời gian vay 10 năm thì chỉ còn 7 năm nữa là hết. Thế nhưng không ngờ sinh viên nghỉ học liên miên, không có nguồn thu nên đành bán bớt 1 khu để giảm bớt gánh nặng.

Trên chỉ là 2 trong số các nhà trọ cho sinh viên thuê phải rao bán trong thời gian qua.

Khảo sát của PV trên một website chuyên rao bán nhà, đất thì chỉ trong vòng nửa ngày, có tới 374 tin rao bán tòa chung cư mini và phòng trọ ở khu vực Hà Nội, trong khi các ngày trước đó cũng có hàng trăm lượng tin rao bán mỗi ngày.

Giảm giá thuê một nửa vẫn ế

Theo dữ liệu của Batdongsan.com.vn, thị trường BĐS nhà ở cho thuê đang rất ảm đạm kể từ đầu năm đến nay. Cụ thể, trong tháng 7, lượt quan tâm BĐS cho thuê tại HN và TP.HCM giảm từ 20-30% ở các loại hình nhà riêng, phòng trọ, chung cư mini.

Đặc biệt, tại Hà Nội, phân khúc căn hộ bình dân và chung cư mini ở các quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Đống Đa mặc dù nhiều chủ nhà đã giảm giá từ 10-20% nhằm hỗ trợ khách thuê do những khó khăn của dịch bệnh gây ra nhưng tình hình không mấy được cải thiện. Thậm chí nhiều căn hộ chung cư mini trước đây có giá thuê từ 3-3,5 triệu đồng/tháng, nay chủ nhà giảm còn 1,8-2,5 triệu đồng/tháng vẫn “ế khách”.

Ông Nguyễn Quốc Huy, Giám đốc Công ty Nhà Ở Ngay cho biết, phân khúc này tập trung nhiều ở các khu vực như Ngã Tư Sở, Đống Đa, Mỹ Đình... Đối tượng ở chung cư mini là hộ gia đình trẻ, người mua đầu tư để cho thuê và đối tượng người dân tỉnh mua cho con trong thời gian đi học. Vì chung cư mini giá mềm, tiện lợi.

Có 2 loại chung cư mini, 1 loại xây dựng theo quy định, còn 1 loại dân tự xây và chia thành các căn hộ để bán hoặc cho thuê làm dịch vụ hay gọi là chung cư mini tự phát. Chung cư mini được cấp phép thì vẫn ổn định, ít người bỏ đi, thường gắn với cuộc sống ổn định của nhiều gia đình.

Còn chung cư mini đầu tư xây dựng tự phát cho thuê, đặc biệt là sinh viên, người lao động, thuê ngắn hạn, trong giai đoạn vừa rồi không lấp đầy được nên thua lỗ nên đành phải bán.

Cận cảnh tòa lâu đài hàng trăm tỷ tiếp tục bị kê biên của đại gia Phát “dầu”

Tòa lâu đài vừa bị kê biên của đại gia Ngô Văn Phát (còn gọi là Phát “dầu”) được thiết kế công phu, tỉ mỉ. Sau...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nam Việt ([Tên nguồn])
Tác động của dịch Covid-19 đến kinh tế Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN