Ukraine đứng trước nguy cơ vỡ nợ
Các quan chức châu Âu giấu tên cho biết các nước thành viên EU sẽ khó có thể đạt được thỏa thuận về việc bổ sung ngân sách chung, bao gồm cả quỹ dành cho Ukraine.
Những nỗ lực của EU nhằm đạt được thỏa hiệp bổ sung ngân sách đã bị cản trở bởi chiến thắng của phe cực hữu do Geert Wilders lãnh đạo trong cuộc bầu cử ở Hà Lan vào tháng trước và phán quyết gần đây của tòa án Đức về việc hạn chế vay mượn của chính phủ. Một quan chức cấp cao cho biết sẽ “rất, rất khó” để đạt được thỏa thuận ngân sách này.
Ukraine đã cảnh báo rằng sự bất ổn liên quan đến các gói hỗ trợ từ Mỹ và châu Âu gây nguy hiểm cho “sự ổn định tài chính vĩ mô” của nước này. Khoản tiền 50 tỷ EUR do EU đề xuất được thiết kế để duy trì khả năng thanh toán của Kyiv cho đến năm 2027. Do đó, những thay đổi chính trị ở các nước châu Âu có thể dẫn đến việc Ukraine vỡ nợ khi quốc gia này thiếu ngân sách trầm trọng nếu không được EU tiếp tục viện trợ.
Một trở ngại khác đối với viện trợ cho Ukraine là khủng hoảng ngân sách ở Đức sau khi Tòa án Hiến pháp Liên bang Đức đã cắt giảm đáng kể kế hoạch chi tiêu của chính phủ của Thủ tướng Olaf Scholz, khiến liên minh cầm quyền rơi vào tình thế khó khăn.
Kế hoạch ngân sách năm tới của Thủ tướng Olaf Scholz được đưa ra Quốc hội Đức vào tuần trước, tuy nhiên kế hoạch này ngay lập tức bị các nhà lập pháp ở Hạ viện phản đổi.
50 tỷ EUR dành cho Ukraine, bao gồm 17 tỷ EUR tiền tài trợ và 33 tỷ EUR tiền vay, được kết hợp với các yêu cầu về 15 tỷ EUR quỹ di cư, 10 tỷ EUR đầu tư vào "công nghệ chiến lược" và gần 19 tỷ EUR giải ngân từ các khoản vay chung của EU.
Các tờ báo gần đây đã liên tục đăng tải tình trạng khó khăn mà Trung Quốc hiện đang phải đối mặt.
Nguồn: [Link nguồn]