Tỷ phú Vượng đầu tư tổ hợp công nghiệp khổng lồ “phục vụ” Vinfast
Tổ hợp sản xuất công nghiệp phía Nam sông Lục Lầm của tỷ phú Phạm Nhật Vượng dự kiến doanh thu khoảng trên 10.000 tỉ đồng/năm từ năm 2023.
KCN Vinhomes muốn xây tổ hợp công nghiệp sản xuất phụ tùng ô tô
Theo thông tin từ Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh, Ban Cán sự Đảng và Thường trực UBND tỉnh này vừa có cuộc họp nghe và cho ý kiến về đề xuất đầu tư Tổ hợp sản xuất công nghiệp phía Nam sông Lục Lầm (phường Hải Hòa, TP Móng Cái) của CTCP Đầu tư KCN Vinhomes.
Mục tiêu của dự án là đầu tư một tổ hợp công nghiệp sản xuất phụ tùng, bộ phận phụ trợ cho xe ô tô, xe có động cơ khác cung cấp cho các nhà máy lắp ráp ô tô của VinFast và các doanh nghiệp trong nước, đồng thời xuất khẩu sang thị trường ASEAN, thế giới.
Tổ hợp sản xuất ô tô Vinfast tại Hải Phòng.
Nhu cầu sử dụng đất của dự án gần 200 ha, tổng vốn đầu tư trên 3.400 tỉ đồng. Doanh thu dự kiến từ năm 2023 khoảng trên 10.000 tỉ đồng/năm. Tổng thuế VAT dự kiến nộp suốt vòng đời dự án gần 75.000 tỉ đồng.
Thông tin Tập đoàn Vingroup chính thức lấn sân sang bất động sản khu công nghiệp xuất hiện vào tháng 3/2020 khi CTCP Vinhomes (Mã: VHM) công bố thông tin về việc nhận chuyển nhượng cổ phần trong CTCP Đầu tư KCN Vinhomes (tên viết tắt VHIZ), qua đó trở thành công ty mẹ của doanh nghiệp này.
CTCP Đầu tư KCN Vinhomes được thành lập từ tháng 12/2018, hiện có Tổng giám đốc là bà Mai Hương Nội, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup.
Theo đó, Công ty sẽ đảm nhiệm vai trò đầu tư vào lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp của Tập đoàn Vingroup, nhằm đón xu hướng tăng trưởng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Doanh nhân 8X thay tỷ phú Nguyễn Đăng Quang làm CEO Masan
HĐQT Tập đoàn Masan vừa thông qua nghị quyết bổ nhiệm ông Danny Le giữ chức Tổng giám đốc công ty với nhiệm kỳ 5 năm. Doanh nhân 8X này thay tỷ phú Nguyễn Đăng Quang làm CEO Masan từ ngày 19/6. Ông Quang sẽ tập trung cho công việc chủ tịch HĐQT của doanh nghiệp này.
Ông Danny Le gia nhập Masan vào năm 2010.
Ông Danny Le sinh năm 1984, có bằng Cử nhân Đại học Bowdoin, Mỹ. Trước khi gia nhập Masan, ông Danny Le từng làm chuyên viên phân tích, bộ phận ngân hàng đầu tư ở Morgan Stanley trong giai đoạn 2006-2010. Tại đây, ông tham gia nhiều thương vụ mua bán sáp nhập (M&A), các giao dịch trên thị trường vốn và cổ phần hoá nhiều doanh nghiệp trên toàn cầu.
Ông Danny Le gia nhập Masan vào năm 2010 và đang đảm nhiệm vị trí Giám đốc Chiến lược và Phát triển của tập đoàn. Ban lãnh đạo công ty đánh giá doanh nhân 8X đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng chiến lược tăng trưởng của Masanm cũng như trực tiếp tổ chức các giao dịch M&A tạo dựng nền tảng chiến lược.
Công ty nhà Cường Đô la chuyển nhượng dự án Sông Đà Riverside cho LDG
Theo nghị quyết của Hội đồng quản trị công ty CP Đầu tư LDG (LDG Group) công bố, doanh nghiệp này vừa chính thực nhận chuyển nhượng từ Công ty CP Đầu tư Quốc Cường Gia Lai dự án khu căn hộ cao cấp tại quận Thủ Đức, TP.HCM với quy mô hơn 28.000 m2.
Thương vụ này là kết quả trong nhiều tháng đàm phán giữa hai bên giúp LDG Group mua lại 99,9% cổ phần của Công ty CP Bất động sản Hiệp Phúc, pháp nhân sở hữu dự án này.
Sau khi về tay LDG, dự án này chính thức mang tên Khu căn hộ cao cấp LDG River có tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 4.153 tỷ đồng. LDG dự kiến lợi nhuận thu về từ từ quản đầu tư này là 1.005 tỷ đồng.
Ông Lê Phước Vũ trở thành cổ đông lớn nhất của Hoa Sen
Công ty TNHH Tập đoàn Đầu tư Hoa Sen vừa thông báo hoàn tất giao dịch bán ra 20 triệu cổ phiếu của Tập đoàn Hoa Sen. Giao dịch tiến hành theo phương phức thỏa thuận. Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen Lê Phước Vũ cũng chính là chủ tịch của công ty này.
Cùng thời điểm, ông Vũ báo cáo đã mua thỏa thuận 20 triệu cổ phiếu Hoa Sen vào ngày 17/6. Theo dữ liệu giao dịch, trong một tuần qua, có đúng 20 triệu đơn vị cổ phiếu Hoa Sen được sang tay theo phương thức thỏa thuận với giá trị giao dịch 204 tỷ đồng.
Như vậy, ông Vũ đã nhận chuyển nhượng số cổ phần trên từ chính công ty riêng của mình. Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu của ông Lê Phước Vũ tại Hoa Sen từ 12,2% tăng lên 16,7%. Còn tỷ lệ nắm giữ của Công ty Đầu tư Hoa Sen giảm từ 21% xuống còn 16,5%.
Chủ tịch HĐQT Lê Phước Vũ trở thành cổ đông lớn nhất tại công ty. Tổng cộng doanh nhân này đang quản lý 33,2% vốn của Tập đoàn Hoa Sen bao gồm số cổ phần sở hữu trực tiếp và thông qua công ty riêng của mình.
Bà Mai Kiều Liên mở cánh cửa cho ngành sữa vào 5 nước Liên minh kinh tế Á Âu
Dưới sự ủy quyền của các quốc gia trong Liên minh kinh tế Á Âu (EAEU), Cơ quan liên bang về giám sát thú y và kiểm dịch động thực vật Nga đã ra thông báo chính thức về việc CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, Mã: VNM) được phép xuất khẩu các sản phẩm sữa vào lãnh thổ trong EAEU dưới sự giám sát của cơ quan Hải Quan trong liên minh.
Vinamilk cũng là công ty sữa đầu tiên tại Việt Nam được đăng kí thành công vào danh sách các cá nhân tổ chức được xuất khẩu sữa vào khu vực EAEU.
EAEU là thị trường chung của 5 nước gồm Liên bang Nga, Belarus, Armenia, Kazakhstan và Kyrgyzstan và là khu vực kinh tế có tốc độ phát triển tốt.
Với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 1.900 tỉ USD và 183 triệu dân (năm 2018), liên minh EAEU tuy mới được thành lập năm 2015 nhưng là một khu vực có tiềm năng phát triển rất lớn.
Với sự hướng dẫn tích cực của Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cùng với sự chuẩn bị chu đáo và tiềm lực sản xuất lớn gồm hệ thống 13 nhà máy hiện đại, 12 trang trại bò sữa công nghệ cao, qui mô lớn đạt các tiêu chuẩn quốc tế, Vinamilk đã vượt qua các đợt khảo sát, đáp ứng các tiêu chuẩn gắt gao của các nước trong liên minh kinh tế Á Âu và trở thành doanh nghiệp sữa đầu tiên của Viêt Nam được cấp phép xuất khẩu sản phẩm sữa vào 5 nước thuộc liên minh này.
Việc ông ông Danny Le lên ngồi ghế Tổng giám đốc tập đoàn Masan là bước ngoặt, sự chuyển mình của Masan sau một thời...
Nguồn: [Link nguồn]