Tỷ phú Phạm Nhật Vượng lại có động thái tiếp tục “tái cấu trúc nội bộ”

Thị trường chứng khoán vừa có phiên phục hồi tốt với việc nhiều cổ phiếu tăng trần.

Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số VN-Index tăng 6,39 điểm (0,66%) lên 968,17 điểm; HNX-Index tăng 0,32% lên 102,71 điểm và UPCom-Index tăng 0,21% lên 55,52 điểm.

Thanh khoản thị trường vẫn khá thấp với giá trị khớp lệnh 3 sàn chỉ hơn 3.000 tỷ đồng. Giao dịch khối ngoại cũng không thực sự khả quan khi họ tiếp tục bán ròng hơn 170 tỷ trên toàn thị trường, lực bán tập trung vào các Bluechips như VHM (60 tỷ đồng), HPG (27 tỷ đồng), MSN (18 tỷ đồng)...

 VN-Index tăng 6,39 điểm (0,66%) lên 968,17 điểm.

 VN-Index tăng 6,39 điểm (0,66%) lên 968,17 điểm.

Các cổ phiếu ngân hàng CTG, BID, VCB, TCB, VPB…cùng với các cổ phiếu Bluechips FPT, MSN, VNM, VIC, VHM, MWG…là đầu tàu dẫn dắt thị trường tăng điểm.

Bộ đôi MSN, MML sau những phiên giao dịch kém tích cực gần đây đã hồi phục. Trong khi MCH đóng cửa giảm nhẹ.

Nhóm chứng khoán VND, HCM, VCI, SSI…sau giai đoạn điều chỉnh gần đây cũng có phiên hồi phục khá tốt. Bên cạnh đó, đà tăng cũng lan tỏa ra các nhóm có tính thị trường cao như bất động sản, xây dựng, dầu khí…giúp giao dịch thêm phần sôi động.

Nhóm cổ phiếu "họ FLC" như FLC, ART, AMD, ROS, HAI, KLF cũng thu hút dòng tiền đầu cơ khá mạnh và thậm chí không ít cổ phiếu trong đó tăng kịch trần.

Trong phiên này, trái ngược với hai người anh em “họ VIN” là VIC và VHM tăng điểm nhẹ, VRE giảm tới 250 đồng/cổ phiếu (tương đương 0,71%) về mốc 34.750 đồng/cổ phiếu.

Thời gian gần đây VRE của tỷ phú Phạm Nhật Vượng giao dịch khá giằng co với nhiều phiên tăng giảm đan xen. Tuy nhiên, đà tăng áp đảo hơn với việc thống kê qua 1 tháng VRE vẫn tăng nhẹ 0,14%.

Vincom Retail Miền Bắc là công ty con của Vincom Retail, và Vincom Retail lại là công ty con của Tập đoàn Vingroup.

Vincom Retail Miền Bắc là công ty con của Vincom Retail, và Vincom Retail lại là công ty con của Tập đoàn Vingroup.

Được biết, Công ty cổ phần Vincom Retail (VRE) vừa công bố nghị quyết hội đồng quản trị cho biết công ty đã nhận chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của Công ty TNHH Vincom Retail Miền Bắc tại Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Bất động sản Hà Thành.

Theo Vincom Retail, mục đích của việc chuyển nhượng này là "tái cấu trúc nội bộ". 

Công ty Hà Thành được thành lập ngày 23/10/2018 với vốn điều lệ 20 tỉ đồng, trong đó Tập đoàn Vingroup góp 90%, Vincom Retail góp 5% và Vincom Retail Miền Bắc góp 5% còn lại. 

Đến ngày 13/5/2019, công ty Hà Thành có vốn điều lệ 380 tỉ đồng, cao gấp 19 lần ngày thành lập.

Đến tháng 7 năm nay, Vingroup công bố nghị quyết hội đồng quản trị về việc chuyển nhượng toàn bộ vốn góp tại công ty Hà Thành cho công ty con. Đồng thời, giấy đăng kí kinh doanh cấp đổi ngày 5/7 của Hà Thành cho biết chủ sở hữu của doanh nghiệp này là Công ty TNHH Vincom Retail Miền Bắc. 

Mới đây, Vincom Retail và một công ty họ Vingroup khác là Công ty cổ phần Vinhomes (Mã: VHM) cùng đăng kí mua lại lượng lớn cổ phiếu quĩ. Cụ thể, Vinhomes dự kiến mua lại tối đa 60 triệu cổ phiếu quĩ, tương ứng 1,79% vốn điều lệ; còn Vincom Retail dự định mua lại tối đa 56,5 triệu cổ phiếu quĩ, tương đương 2,43% vốn điều lệ.

Đến nay, Vinhomes đã hoàn tất giao dịch mua cổ phiếu quĩ trong khi Vincom Retail còn khoảng 5 triệu đơn vị cần mua nữa. Hạn chót để hoàn thành việc mua cổ phiếu quĩ là ngày 13/12.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng lại quyết “chơi lớn”, chi đậm cho các VĐV SEA Games

Tập đoàn Vingroup vừa chính thức công bố các mức thưởng “khủng” cho đoàn thể thao Việt Nam tham dự SEA Games 30.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thiên Lý ([Tên nguồn])
Tin chứng khoán Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN