Ngày 2/10/2018, tại triển lãm Paris Motor Show, Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh VinFast (công ty con của Tập đoàn Vingroup) đã chính thức ra mắt hai mẫu xe sedan và SUV. Đây là lần đầu tiên một thương hiệu sản xuất ô tô đến từ Việt Nam có mặt tại một triển lãm xe hơi danh tiếng nhất thế giới.
Sự kiện này diễn ra chỉ một năm sau khi Vingroup khởi công tổ hợp nhà máy VinFast tại Hải Phòng ngày 2/9/2017. Sau đó không lâu, ngày 20/11/2018, VinFast đã chính thức ra mắt ba mẫu xe ô tô và một mẫu xe máy điện tại Hà Nội.
Đầu tháng 8/2018, CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAG) và CTCP Ô tô Trường Hải (Thaco) đã kí kết biên bản hợp tác chiến lược. Theo đó, Thaco sẽ rót vốn và giúp tái cơ cấu tại 2 công ty là HNG và HAGL Myanmar.
Doanh nghiệp của tỷ phú Trần Bá Dương chi 7.800 tỷ đồng để sở hữu lần lượt 35% vốn và 51% tại 2 công ty bầu Đức, chịu trách nhiệm chính đối với dự án bất động sản tại Myanmar, đẩy nhanh tiến độ xây dựng giai đoạn 2 để sớm hoàn thành theo cam kết với Chính phủ Myanmar.
Trước sự hợp tác chiến lược giữa Thaco và Hoàng Anh Gia Lai, Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ví von đây là một cuộc hôn nhân môn đăng hộ đối. "Chú rể" là một nhà kỹ trị có đam mê còn "cô dâu" là người có tình yêu nông nghiệp và quyết tâm lớn.
Theo Thủ tướng, môn đăng hộ đối còn bởi lẽ tiềm lực tài chính, năng lực và công nghệ của Thaco sẽ góp phần bù đắp những khoảng trống hiện nay của nông nghiệp Việt Nam, biến giấc mơ và khát vọng nông nghiệp của Hoàng Anh Gia Lai nói riêng và nông nghiệp nói chung của Việt Nam, Lào, Campuchia trở thành hiện thực.
Giữa tháng 4, truyền thông đã đưa tin về việc Công ty TNHH MTV đầu tư và xây dựng Tân Thuận bán hơn 32 ha đất ở Khu dân cư Phước Kiển cho Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai với giá thấp hơn giá thị trường 478.000 đồng/m2.
Sau đó, Bí thư Thành ủy TP HCM đã yêu cầu Ủy ban Kiểm tra Thành ủy vào cuộc kiểm tra vụ việc. Kết quả cho thấy, công ty Tân Thuận đã sang nhượng trái phép tài sản có giá trị lớn, Phó Bí thư thường trực Thành ủy Tất Thành Cang đã có nhiều sai phạm trong vụ việc này. QCG đã phải trả lại mặt bằng và Tân Thuận cũng đã hoàn trả tiền cho doanh nghiệp.
Cùng với đó, kết quả kinh doanh của QCG liên tục đi xuống, giá cổ phiếu xuống mức thấp nhất trong nhiều năm. Giữa tháng 11, ông Nguyễn Quốc Cường (Cường Đô la) đã từ nhiệm tất cả các vị trí lãnh đạo tại QCG.
Đối với ông Tất Thành Cang, ngày 26/12 tại Hội nghị lần thứ 9, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII, ông Cang đã bị cách chức Uỷ viên Trung ương Đảng; Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ TP HCM.
Cuối tháng 5/2018, Công ty TNHH Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) đã chính thức được thành lập với vốn điều lệ 700 tỷ đồng do Tập đoàn FLC của tỷ phú Trịnh Văn Quyết sở hữu 100%. Ngày 12/11/2018 Bộ Giao thông Vận tải đã chính thức cấp Giấy phép KDVCHK cho Bamboo Airways.
Trong quá trình đợi cấp giấy phép, Bamboo Airways đã kí kết hàng loạt biên bản liên quan đến việc thuê, mua máy bay trị giá hàng tỷ USD. Chuyến bay đầu tiên của hãng hàng không này cũng đã liên tục được thay đổi. Sau nhiều lần lùi lịch, mới đây nhất Bamboo Airways đã chính thức mở bán vé vào 12/1/2019 và sẽ bay chuyến đầu tiên vào ngày 16/1.
Chiều 22/11/2018, phiên đấu giá gần 79% vốn cổ phần của Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex) đã diễn ra thành công tốt đẹp. Vinaconex là một đại gia đang quản lý và sở hữu 3,2 triệu m2 đất, bao gồm 131.786 m2 được giao tại 9 công trình và 3 triệu m2 đất thuê đang thực hiện đầu tư tại 7 dự án khác.
Cụ thể, Công ty TNHH An Qúy Hưng đã mua trọn lô 255 triệu cổ phần với giá 28.900 đồng/cổ phần từ Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC), chiếm 57,71% vốn điều lệ. Còn Bất động sản Cường Vũ đã mua thành công 94 triệu cổ phần từ Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), chiếm 21,3% vốn điều lệ.
Sau đó, một doanh nghiệp khác là Đầu tư Star Invest đã mua vào 7,57% vốn của Vinaconex và trở thành cổ đông lớn khác. Ngày 11/1/2019, Vinaconex đã tổ chức đại hội cổ đông để kiện toàn lại toàn bộ cơ cấu lãnh đạo hậu thoái vốn.
Ngày 17/5/2018, CTCP Vinhomes (công ty con của Vingroup) đã chính thức niêm yết gần 2,7 tỷ cổ phiếu lên sàn với mã chứng khoán VHM, giá chào sàn 92.100 đồng/cp. Gã khổng lồ ngành bất động sản được định giá hơn 246,7 ngàn tỷ đồng, chiếm 7,8% vốn hóa thị trường.
Ngay sau đó vào ngày 18/5/2018, Vinhomes đã giúp VN-Index ghi nhận phiên giao dịch tỷ USD đầu tiên trong lịch sử. Cụ thể, 268 triệu cổ phiếu VHM đã được trao tay thỏa thuận, đạt giá trị hơn 28.560 tỷ đồng (tương đương khoảng 1,35 tỷ USD). Tính cả phiên 18/5/2018, thanh khoản tại HSX đạt tới hơn 35.000 tỷ đồng. VHM hiện là cổ phiếu vốn hóa lớn thứ hai toàn thị trường và chỉ sau công ty mẹ Vingroup.
Cùng với VRE, bộ ba cổ phiếu thuộc Vingroup có thời điểm chiếm đến 23% tổng vốn hóa sàn HoSE và có tác động rất lớn đến biến động của VN-Index.
Một sự kiện nổi bật trong giới M&A và tốn nhiều giấy mực của báo chí đó là thương vụ hợp tác giữa Ba Huân và quỹ VinaCapital.
Mâu thuẫn trong vụ việc này chính thức được công khai sau khi Ba Huân có văn bản "báo cáo" Văn phòng Chính phủ. Theo đó, đầu năm 2018, VinaCapital và Công ty Ba Huân ký kết một số thỏa thuận hợp tác ban đầu bằng bản tiếng Anh. Cụ thể, VOF đầu tư 32,5 triệu USD (tương đương 730 tỉ đồng) để mua 33,77% cổ phần Công ty Ba Huân, kèm theo đó là một số điều khoản ràng buộc. Tuy nhiên, chỉ khi đọc kỹ các điều khoản thỏa thuận bằng tiếng Việt, Ba Huân "tá hỏa" vì những nội dung không đúng với thỏa thuận giữa hai bên.
Ba Huân cho rằng thay vì hợp tác và phát triển, VinaCapital lại muốn chiếm quyền quản lý và điều hành toàn bộ công ty, chiếm đoạt thương hiệu. Công ty này đề nghị chấm dứt hợp tác đầu tư nhưng VinaCapital có động thái gây trì hoãn, khó khăn. Phía VinaCapital thì khẳng định hai bên đã có quá trình tìm hiểu, thảo luận trước khi ký hợp đồng chính thức vào tháng 2/2018. VinaCapital đã cử đại diện tham gia HĐQT Ba Huân.
Sau đó, vụ lùm xùm đã khép lại bằng thỏa thuận VinaCapital bán lại 100% phần vốn góp với giá gốc cho Ba Huân. Tuy nhiên, câu chuyện này vẫn được nhắc đến như một bài học về mua bán sáp nhập (M&A) của doanh nghiệp Việt, đặc biệt là các doanh nghiệp gia đình.
Năm 2018, Uber đã chính thức dừng cuộc chơi tại thị trường Đông Nam Á. Ngày 26/3/2018, Grab tuyên bố hoàn tất thương vụ thâu tóm Uber và xóa tên đối thủ khỏi thị trường Đông Nam Á.
Sau đó, Grab đã liên tục nhận các dòng vốn đầu tư lớn và mở rộng thị trường Hiện ứng dụng này đang cung cấp 4 dịch vụ chính, gồm Grab Car, Grab Bike, Grab Food và Grab Delivery.
Con Cưng là một doanh nghiệp lớn chuyên kinh doanh các sản phẩm dành riêng cho trẻ em. Tuy nhiên, họa bất ngờ giáng xuống doanh nghiệp này khi bị một khách hàng tố bán hàng giả, nhái.
Sự việc bắt đầu khi một khách hàng của Con Cưng phản ánh, một sản phẩm thời trang mà khách hàng mua của Con Cưng có dấu hiệu bị thay nhãn mác, từ đó đặt vấn đề về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Sau đó, Con Cưng đã xin lỗi vì sự cố kỹ thuật của sản phẩm và cảm ơn khách hàng, nhưng khách không đồng ý mà phản ánh vụ việc đến Cục QLTT và Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công Thương.
Sau đó, Cục QLTT thuộc Bộ Công Thương đã kiểm tra toàn bộ các của hàng thuộc hệ thống Con Cưng. Theo kết quả chính thức, đoàn kiểm tra Bộ Công Thương đánh giá, về cơ bản công ty đã chấp hành đúng các quy định của pháp luật trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, chất lượng sản phẩm hàng hóa và nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa; hồ sơ nhập khẩu hợp lệ theo các quy định của pháp luật về thủ tục hàng hóa nhập khẩu.
Tuy nhiên, cơ quan chức năng vẫn phạt Con Cưng 250 triệu đồng khi phát hiện một số hành vi không chấp hành đúng quy định như vi phạm về nhãn hàng hóa.
Mặc dù được minh oan không bán hàng giả, hàng lậu, song Con Cưng đã ít nhiều bị tổn hại về thương hiệu và kinh doanh.
Ngày 6/11/2018, một hacker trên diễn đàn RaidForums đã đăng tải các dữ liệu với khẳng định rằng đó là thông tin của hơn 5 triệu khách hàng của Thế giới Di động. Dữ liệu này gồm hàng triệu email và hàng chục nghìn thông tin thẻ thanh toán như VISA, thẻ tín dụng...
TGDĐ đã phủ nhận cho biết hệ thống thông tin của mình vẫn hoạt động bình thường với độ bảo mật cao và không bị ảnh hưởng, mọi thông tin của khách hàng vẫn được bảo mật.
Ngày 9/11/2018, đại diện Cục An toàn thông tin (ATTT) chính thức khẳng định “chưa nhận thấy có dấu hiệu tấn công vào các thành phần hệ thống liên quan tới thông tin cá nhân bị công bố”.
Sau đó, vụ việc đã lắng xuống nhanh chóng. Cho tới thời điểm hiện tại, chưa ghi nhận được bất cứ khách hàng hay đơn vị nào bị thiệt hại bởi vụ lộ thông tin cá nhân. Scandal này cũng đã khiến cổ phiếu của Thế giới di động biến động tiêu cực trong thời gian ngắn.
Ngày 2/10/2018, tại triển lãm Paris Motor Show, Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh VinFast (công ty con của Tập đoàn Vingroup) đã chính thức ra mắt hai mẫu xe sedan và SUV. Đây là lần đầu tiên một thương hiệu sản xuất ô tô đến từ Việt Nam có mặt tại một triển lãm xe hơi danh tiếng nhất thế giới.
Sự kiện này diễn ra chỉ một năm sau khi Vingroup khởi công tổ hợp nhà máy VinFast tại Hải Phòng ngày 2/9/2017. Sau đó không lâu, ngày 20/11/2018, VinFast đã chính thức ra mắt ba mẫu xe ô tô và một mẫu xe máy điện tại Hà Nội.
Đầu tháng 8/2018, CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAG) và CTCP Ô tô Trường Hải (Thaco) đã kí kết biên bản hợp tác chiến lược. Theo đó, Thaco sẽ rót vốn và giúp tái cơ cấu tại 2 công ty là HNG và HAGL Myanmar.
Doanh nghiệp của tỷ phú Trần Bá Dương chi 7.800 tỷ đồng để sở hữu lần lượt 35% vốn và 51% tại 2 công ty bầu Đức, chịu trách nhiệm chính đối với dự án bất động sản tại Myanmar, đẩy nhanh tiến độ xây dựng giai đoạn 2 để sớm hoàn thành theo cam kết với Chính phủ Myanmar.
Trước sự hợp tác chiến lược giữa Thaco và Hoàng Anh Gia Lai, Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ví von đây là một cuộc hôn nhân môn đăng hộ đối. "Chú rể" là một nhà kỹ trị có đam mê còn "cô dâu" là người có tình yêu nông nghiệp và quyết tâm lớn.
Theo Thủ tướng, môn đăng hộ đối còn bởi lẽ tiềm lực tài chính, năng lực và công nghệ của Thaco sẽ góp phần bù đắp những khoảng trống hiện nay của nông nghiệp Việt Nam, biến giấc mơ và khát vọng nông nghiệp của Hoàng Anh Gia Lai nói riêng và nông nghiệp nói chung của Việt Nam, Lào, Campuchia trở thành hiện thực.
Giữa tháng 4, truyền thông đã đưa tin về việc Công ty TNHH MTV đầu tư và xây dựng Tân Thuận bán hơn 32 ha đất ở Khu dân cư Phước Kiển cho Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai với giá thấp hơn giá thị trường 478.000 đồng/m2.
Sau đó, Bí thư Thành ủy TP HCM đã yêu cầu Ủy ban Kiểm tra Thành ủy vào cuộc kiểm tra vụ việc. Kết quả cho thấy, công ty Tân Thuận đã sang nhượng trái phép tài sản có giá trị lớn, Phó Bí thư thường trực Thành ủy Tất Thành Cang đã có nhiều sai phạm trong vụ việc này. QCG đã phải trả lại mặt bằng và Tân Thuận cũng đã hoàn trả tiền cho doanh nghiệp.
Cùng với đó, kết quả kinh doanh của QCG liên tục đi xuống, giá cổ phiếu xuống mức thấp nhất trong nhiều năm. Giữa tháng 11, ông Nguyễn Quốc Cường (Cường Đô la) đã từ nhiệm tất cả các vị trí lãnh đạo tại QCG.
Đối với ông Tất Thành Cang, ngày 26/12 tại Hội nghị lần thứ 9, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII, ông Cang đã bị cách chức Uỷ viên Trung ương Đảng; Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ TP HCM.
Cuối tháng 5/2018, Công ty TNHH Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) đã chính thức được thành lập với vốn điều lệ 700 tỷ đồng do Tập đoàn FLC của tỷ phú Trịnh Văn Quyết sở hữu 100%. Ngày 12/11/2018 Bộ Giao thông Vận tải đã chính thức cấp Giấy phép KDVCHK cho Bamboo Airways.
Trong quá trình đợi cấp giấy phép, Bamboo Airways đã kí kết hàng loạt biên bản liên quan đến việc thuê, mua máy bay trị giá hàng tỷ USD. Chuyến bay đầu tiên của hãng hàng không này cũng đã liên tục được thay đổi. Sau nhiều lần lùi lịch, mới đây nhất Bamboo Airways đã chính thức mở bán vé vào 12/1/2019 và sẽ bay chuyến đầu tiên vào ngày 16/1.
Chiều 22/11/2018, phiên đấu giá gần 79% vốn cổ phần của Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex) đã diễn ra thành công tốt đẹp. Vinaconex là một đại gia đang quản lý và sở hữu 3,2 triệu m2 đất, bao gồm 131.786 m2 được giao tại 9 công trình và 3 triệu m2 đất thuê đang thực hiện đầu tư tại 7 dự án khác.
Cụ thể, Công ty TNHH An Qúy Hưng đã mua trọn lô 255 triệu cổ phần với giá 28.900 đồng/cổ phần từ Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC), chiếm 57,71% vốn điều lệ. Còn Bất động sản Cường Vũ đã mua thành công 94 triệu cổ phần từ Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), chiếm 21,3% vốn điều lệ.
Sau đó, một doanh nghiệp khác là Đầu tư Star Invest đã mua vào 7,57% vốn của Vinaconex và trở thành cổ đông lớn khác. Ngày 11/1/2019, Vinaconex đã tổ chức đại hội cổ đông để kiện toàn lại toàn bộ cơ cấu lãnh đạo hậu thoái vốn.
Ngày 17/5/2018, CTCP Vinhomes (công ty con của Vingroup) đã chính thức niêm yết gần 2,7 tỷ cổ phiếu lên sàn với mã chứng khoán VHM, giá chào sàn 92.100 đồng/cp. Gã khổng lồ ngành bất động sản được định giá hơn 246,7 ngàn tỷ đồng, chiếm 7,8% vốn hóa thị trường.
Ngay sau đó vào ngày 18/5/2018, Vinhomes đã giúp VN-Index ghi nhận phiên giao dịch tỷ USD đầu tiên trong lịch sử. Cụ thể, 268 triệu cổ phiếu VHM đã được trao tay thỏa thuận, đạt giá trị hơn 28.560 tỷ đồng (tương đương khoảng 1,35 tỷ USD). Tính cả phiên 18/5/2018, thanh khoản tại HSX đạt tới hơn 35.000 tỷ đồng. VHM hiện là cổ phiếu vốn hóa lớn thứ hai toàn thị trường và chỉ sau công ty mẹ Vingroup.
Cùng với VRE, bộ ba cổ phiếu thuộc Vingroup có thời điểm chiếm đến 23% tổng vốn hóa sàn HoSE và có tác động rất lớn đến biến động của VN-Index.
Một sự kiện nổi bật trong giới M&A và tốn nhiều giấy mực của báo chí đó là thương vụ hợp tác giữa Ba Huân và quỹ VinaCapital.
Mâu thuẫn trong vụ việc này chính thức được công khai sau khi Ba Huân có văn bản "báo cáo" Văn phòng Chính phủ. Theo đó, đầu năm 2018, VinaCapital và Công ty Ba Huân ký kết một số thỏa thuận hợp tác ban đầu bằng bản tiếng Anh. Cụ thể, VOF đầu tư 32,5 triệu USD (tương đương 730 tỉ đồng) để mua 33,77% cổ phần Công ty Ba Huân, kèm theo đó là một số điều khoản ràng buộc. Tuy nhiên, chỉ khi đọc kỹ các điều khoản thỏa thuận bằng tiếng Việt, Ba Huân "tá hỏa" vì những nội dung không đúng với thỏa thuận giữa hai bên.
Ba Huân cho rằng thay vì hợp tác và phát triển, VinaCapital lại muốn chiếm quyền quản lý và điều hành toàn bộ công ty, chiếm đoạt thương hiệu. Công ty này đề nghị chấm dứt hợp tác đầu tư nhưng VinaCapital có động thái gây trì hoãn, khó khăn. Phía VinaCapital thì khẳng định hai bên đã có quá trình tìm hiểu, thảo luận trước khi ký hợp đồng chính thức vào tháng 2/2018. VinaCapital đã cử đại diện tham gia HĐQT Ba Huân.
Sau đó, vụ lùm xùm đã khép lại bằng thỏa thuận VinaCapital bán lại 100% phần vốn góp với giá gốc cho Ba Huân. Tuy nhiên, câu chuyện này vẫn được nhắc đến như một bài học về mua bán sáp nhập (M&A) của doanh nghiệp Việt, đặc biệt là các doanh nghiệp gia đình.
Năm 2018, Uber đã chính thức dừng cuộc chơi tại thị trường Đông Nam Á. Ngày 26/3/2018, Grab tuyên bố hoàn tất thương vụ thâu tóm Uber và xóa tên đối thủ khỏi thị trường Đông Nam Á.
Sau đó, Grab đã liên tục nhận các dòng vốn đầu tư lớn và mở rộng thị trường Hiện ứng dụng này đang cung cấp 4 dịch vụ chính, gồm Grab Car, Grab Bike, Grab Food và Grab Delivery.
Con Cưng là một doanh nghiệp lớn chuyên kinh doanh các sản phẩm dành riêng cho trẻ em. Tuy nhiên, họa bất ngờ giáng xuống doanh nghiệp này khi bị một khách hàng tố bán hàng giả, nhái.
Sự việc bắt đầu khi một khách hàng của Con Cưng phản ánh, một sản phẩm thời trang mà khách hàng mua của Con Cưng có dấu hiệu bị thay nhãn mác, từ đó đặt vấn đề về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Sau đó, Con Cưng đã xin lỗi vì sự cố kỹ thuật của sản phẩm và cảm ơn khách hàng, nhưng khách không đồng ý mà phản ánh vụ việc đến Cục QLTT và Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công Thương.
Sau đó, Cục QLTT thuộc Bộ Công Thương đã kiểm tra toàn bộ các của hàng thuộc hệ thống Con Cưng. Theo kết quả chính thức, đoàn kiểm tra Bộ Công Thương đánh giá, về cơ bản công ty đã chấp hành đúng các quy định của pháp luật trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, chất lượng sản phẩm hàng hóa và nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa; hồ sơ nhập khẩu hợp lệ theo các quy định của pháp luật về thủ tục hàng hóa nhập khẩu.
Tuy nhiên, cơ quan chức năng vẫn phạt Con Cưng 250 triệu đồng khi phát hiện một số hành vi không chấp hành đúng quy định như vi phạm về nhãn hàng hóa.
Mặc dù được minh oan không bán hàng giả, hàng lậu, song Con Cưng đã ít nhiều bị tổn hại về thương hiệu và kinh doanh.
Ngày 6/11/2018, một hacker trên diễn đàn RaidForums đã đăng tải các dữ liệu với khẳng định rằng đó là thông tin của hơn 5 triệu khách hàng của Thế giới Di động. Dữ liệu này gồm hàng triệu email và hàng chục nghìn thông tin thẻ thanh toán như VISA, thẻ tín dụng...
TGDĐ đã phủ nhận cho biết hệ thống thông tin của mình vẫn hoạt động bình thường với độ bảo mật cao và không bị ảnh hưởng, mọi thông tin của khách hàng vẫn được bảo mật.
Ngày 9/11/2018, đại diện Cục An toàn thông tin (ATTT) chính thức khẳng định “chưa nhận thấy có dấu hiệu tấn công vào các thành phần hệ thống liên quan tới thông tin cá nhân bị công bố”.
Sau đó, vụ việc đã lắng xuống nhanh chóng. Cho tới thời điểm hiện tại, chưa ghi nhận được bất cứ khách hàng hay đơn vị nào bị thiệt hại bởi vụ lộ thông tin cá nhân. Scandal này cũng đã khiến cổ phiếu của Thế giới di động biến động tiêu cực trong thời gian ngắn.
X | ||||||
CN | T2 | T3 | T4 | T5 | T6 | T7 |