Tỷ phú cố sống xa hoa nhưng nhận ra không phù hợp, mong sinh ra trắng tay, ra đi tay trắng

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Chuck Feeney là vị tỷ phú không sở hữu ô tô, chỉ thuê một căn hộ nhỏ, ngồi máy bay hạng phổ thông và chỉ sở hữu một đôi giày.

Chuck Feeney xuất thân trong một gia đình thuộc tầng lớp lao động ở New Jersey, Hoa Kỳ. Cha mẹ ông là người Mỹ gốc Ireland. Ông thành lập Duty Free Shoppers Group năm 1960 cùng với người bạn chung lớp đại học Robert Warren Miller. Tập đoàn đi tiên phong trong việc mua sắm miễn thuế trong sân bay.

Ở tuổi 89, ông cuối cùng đã hết tiền và đạt được mục tiêu "phấn đấu cho con số 0... cho đi tất cả". Sinh ra trắng tay thì ra đi cũng tay trắng. Tỉ phú Mỹ Chuck Feeney giữ quan điểm như thế và đã làm đúng như thế.

Khi hoàn tất tâm nguyện cho đi phần lớn tài sản của mình, cựu tỷ phú Feeney cũng nhận được thư cảm ơn và tôn vinh từ nhà đồng sáng lập Microsoft Bill Gates và cựu Thống đốc California Jerry Brown. Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi cũng thay mặt Quốc hội Mỹ gửi lời cảm ơn ông.

Feeney đã bí mật thành lập quỹ mang tên "The Atlantic Philanthropies" vào năm 1982 và chuyển gần như toàn bộ tài sản của mình vào đó. Suốt 38 năm, ông đã đóng góp vô số cho các tổ chức từ thiện và các trường đại học trên khắp thế giới. Đặc biệt là các tổ chức giáo dục, y tế và từ thiện khổng lồ trên khắp Hoa Kỳ và Ireland. Năm 2012, Forbes thậm chí còn tuyên bố rằng Feeney là "người đàn ông làm được nhiều thứ cho Ireland hơn bất kỳ ai kể từ sau Thánh Patrick."

Đối với khoản tiền ước tính 8 tỷ đô la, Feeney đã bỏ ra hơn 3,7 tỷ đô la cung cấp cho các cơ sở giáo dục đại học, bao gồm gần 1 tỷ đô la cho Đại học Cornell, nơi ông học quản trị khách sạn miễn phí theo dự luật GI sau khi phục vụ với tư cách là nhân viên vô tuyến của Lực lượng Không quân Hoa Kỳ trong thời gian chiến tranh Triều Tiên. Feeney cũng đã quyên góp 870 triệu đô la cho các nhóm nhân quyền, bao gồm 62 triệu đô la tài trợ cho các nhóm vận động chấm dứt án tử hình ở Hoa Kỳ và 76 triệu đô la cho các chiến dịch cấp cơ sở thông qua Obamacare.

Dù vậy, Feeney luôn kín tiếng về công việc từ thiện của mình. Cho đến khi nhà báo Conor O’Cleary viết tiểu sử của ông với mục tiêu quảng bá hành động "cho đi khi còn sống" với những người giàu có khác.

Các tỷ phú công nghệ đều ca ngợi ông như một hình mẫu đẹp. Bill Gates đã nói rằng Feeney là nguồn cảm hứng đằng sau cả Quỹ Bill & Melinda Gates trị giá 30 tỷ USD và cả Giving While Living Pledge, tổ chức đã thu hút hơn 90 người giàu nhất thế giới ủng hộ tài sản của họ cho tổ chức từ thiện.

Feeney hy vọng sẽ có thêm nhiều tỷ phú noi gương mình và sử dụng tiền của họ để giúp giải quyết các vấn đề lớn nhất của thế giới. Bởi ông luôn trăn trở: "Thế giới này đầy rẫy những người không đủ ăn".

Tỷ phú Chuck Feeney dành hầu hết tài sản cho hoạt động từ thiện.

Tỷ phú Chuck Feeney dành hầu hết tài sản cho hoạt động từ thiện.

Ông kêu gọi những thành viên thuộc tầng lớp thượng lưu khác không nên đợi đến khi qua đời rồi mới được trải nghiệm niềm vui và hạnh phúc khi cho đi vận may của mình. Với cá nhân ông, khi ký vào giấy tờ để chính thức giải thể quỹ (hiện đã phá sản) của mình, Feeney rất hài lòng với việc "hoàn thành việc này khi vẫn còn sống". 

Theo tiết lộ của Oechsli, người đã làm việc cho Feeney hơn 30 năm với tờ The Guardian, Feeney thực ra cũng đã từng cố gắng sống một cuộc sống xa hoa, nhưng điều đó không thực sự phù hợp với ông.

"Anh ấy có những nơi (nhà) đẹp và những thứ tốt đẹp. Anh ấy đã thử chúng, nhưng chúng không dành cho anh ấy", Thế nhưng: "Anh ấy có một chiếc đồng hồ Casio trị giá 10 đô la và mang theo giấy tờ của mình trong một chiếc túi nhựa. Đó là anh ấy. Đó là điều anh ấy cảm thấy thoải mái và đó, thực sự là con người của Chuck."

Chuck Feeney cũng có một mối lương duyên không nhỏ với Việt Nam. Atlantic Philanthropies thông tin trên website, năm 1997, khi đi qua sân bay San Francisco, Chuck Feeney tình cờ đọc được câu chuyện về khó khăn tài chính của East Meets West Foundation (Quỹ Đông Tây hội ngộ) - tổ chức nhân đạo có trụ sở tại California đang hướng tới cải thiện y tế và giáo dục cho người nghèo ở Việt Nam.

Sau khi liên hệ với giám đốc điều hành Mark Stewart của quỹ East Meets West Foundation để tìm hiểu thêm, ông đã viết séc cá nhân trị giá 100.000 USD - số tiền được sử dụng để xây dựng và cải tạo trường tiểu học, lắp đặt hệ thống nước và đánh dấu sự gia nhập hoạt động của quỹ từ thiện do Chuck Feeney sáng lập tại Việt Nam.

Trong suốt những năm sau đó đến 2013, Atlantic Philanthropies đã đầu tư 381,5 triệu USD để cải thiện sức khỏe cộng đồng và hỗ trợ các thư viện và các trường đại học ở Việt Nam. Các khoản tài trợ của quỹ đã góp phần hiện đại hóa hệ thống y tế công cộng và y tế ban đầu ở Việt Nam.

Nguồn: [Link nguồn]

Chân dung ”người bí ẩn” nắm giữ ”lệnh vũ” đế chế 2.000 tỷ USD

Lần đầu tiên sau 20 năm, Microsoft có CEO kiêm nhiệm cả vị trí chủ tịch, danh tính "người bí ẩn" khiến nhiều người...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Mộc Miên ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN