Trung Quốc là đối tác thương mại “trăm tỷ USD” duy nhất của Việt Nam

Thương mại song phương Việt Nam - Trung Quốc đã vượt con số 100 tỷ USD, cao nhất so với cùng kỳ các năm từ trước đến nay.

Dưa hấu Việt Nam được ưa thích tại Trung Quốc. Tuy nhiên, nhiều người ăn dưa hấu Việt Nam nhưng nhầm tưởng của Trung Quốc, do đó thách thức truy xuất nguồn gốc đang được đặt lên hàng đầu trong thời gian tới.

Dưa hấu Việt Nam được ưa thích tại Trung Quốc. Tuy nhiên, nhiều người ăn dưa hấu Việt Nam nhưng nhầm tưởng của Trung Quốc, do đó thách thức truy xuất nguồn gốc đang được đặt lên hàng đầu trong thời gian tới.

Theo thông tin Tổng Cục Hải quan mới công bố, chỉ riêng tháng 11, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt hơn 10 tỷ USD. Trong đó, nước ta xuất khẩu 4,234 tỷ USD và nhập khẩu 6,618 tỷ USD. Tính đến nay, thương mại song phương Việt Nam - Trung Quốc đã vượt con số 100 tỷ USD…

Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho biết, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trong 11 tháng đã đạt khoảng 472 tỷ USD. Với tiến độ như hiện nay, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu sẽ vượt mốc 500 tỷ USD vào nửa sau tháng 12-2019. Trong đó, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc đạt 105,75 tỷ USD, cao nhất so với cùng kỳ các năm từ trước đến nay và xấp xỉ kết quả của cả năm 2018. Dù chưa kết thúc năm 2019, nhưng với kim ngạch thực tế trong 11 tháng qua cho thấy, hết năm nay Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại “trăm tỷ USD” duy nhất của Việt Nam.

Đến nay có 11 nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD. 2 nhóm hàng lớn nhất là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; Điện thoại và linh kiện. Tiếp đó là mặt hàng nông sản, được cho là bước đột phá mới cho nghành nông nghiệp Việt Nam trong những năm tới.

“Trung Quốc chính là thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam, có tới 60% nông sản Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc thông qua đường tiểu ngạch. Năm 2019, Trung Quốc cho phép 9 loại trái cây của Việt Nam được xuất khẩu chính nghạch: dưa hấu, mít, vải, nhãn, thanh long, chuối, xoài, chôm chôm, măng cụt. Tuy nhiên, việc đòi hỏi các sản phẩm nông sản phải dán tem truy xuất nguồn gốc cũng gây không ít khó khăn cho nhà sản xuất”, ông Bùi Bá Chính - phụ trách Trung tâm mã số, mã vạch Quốc gia cho biết.

Theo thông tin từ Bộ Công thương, nhằm trao đổi các giải pháp đối với các vấn đề khó khăn trong hợp tác kinh tế, thương mại song phương, mới đây, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi đã chủ trì tổ chức kỳ họp lần thứ 8 Nhóm Công tác hợp tác thương mại Việt Nam - Trung Quốc (nhóm công tác) trong khuôn khổ Ủy ban Hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Trung Quốc.

Kỳ họp nhằm trao đổi sâu rộng về những vấn đề mỗi bên quan tâm, bàn bạc các giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc tồn tại trong thương mại song phương nhằm thúc đẩy thương mại song phương phát triển ổn định, cân bằng hơn trong thời gian tới. Cụ thể như: Giảm nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc, mở cửa thị trường Trung Quốc cho một số mặt hàng nông sản Việt Nam, tháo gỡ rào cản cho xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc, thành lập các Văn phòng Xúc tiến thương mại tại các địa phương Trung Quốc, hợp tác trong các cơ chế song phương và đa phương, phòng vệ thương mại…

Hai bên cũng đã trao đổi, thống nhất được nội dung hai văn kiện hợp tác song phương gồm: “Bản ghi nhớ về kết hoạch hợp tác giữa Bộ Công thương Việt Nam và Bộ Thương mại Trung Quốc giai đoạn 2020 - 2024” và “Bản ghi nhớ về thành lập Nhóm công tác thuận lợi hóa Thương mại” để chuẩn bị phục vụ Lãnh đạo Bộ hai bên ký kết chính thức vào thời điểm thích hợp.

Nguồn: [Link nguồn]

Bắt tay nhà thầu Trung Quốc, một doanh nghiệp Việt suýt mất 2.000 tỷ đồng

Hàng loạt cổ phiếu giảm sâu khiến VN-Index mất gần 13 điểm, về sát mốc 988 điểm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Hạnh ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN