Trung Quốc có chính sách mới, lo núi rác phế liệu lại đổ vào Việt Nam
Bộ Tài chính bày tỏ lo lắng khi từ đầu năm 2019, Trung Quốc tiếp tục bổ sung thêm 8 loại phế liệu không được phép nhập khẩu (tăng từ 24 lên 32 loại so với năm 2018).
Theo tờ trình dự thảo quy chế phối hợp kiểm soát phế liệu nhập khẩu được Bộ Tài chính cho biết, tổng số lượng phế liệu Việt Nam nhập khẩu năm 2018 là 9,25 triệu tấn, tăng hơn 1,3 triệu tấn so với năm 2017.
Đặc biệt, với mặt hàng phế liệu nhựa, khi Trung Quốc có chủ trương cấm nhập khẩu nhiều mặt hàng này năm qua thì lượng phế liệu nhựa nhập khẩu vào Việt Nam gia tăng đột biến trong 6 tháng đầu năm 2018.
Từ tháng 07/2018 khi Tổng cục Hải quan chỉ đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát; thực hiện kiểm tra thực tế thì lượng phế liệu nhựa nhập khẩu về Việt Nam đã giảm rõ rệt. Trong 6 tháng cuối năm 2018, tổng lượng phế liệu nhựa nhập khẩu về Việt Nam là 107,1 nghìn tấn, giảm hơn 250% so với 6 tháng đầu năm 2018 (6 tháng đầu năm 2018 nhập khẩu 274,7 nghìn tấn).
Hiện nay, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan thì trung bình mỗi tuần (07 ngày) có hơn 2.000 container phế liệu nhập khẩu vào Việt Nam, đồng thời cũng có hơn 2.000 container được cơ quan hải quan giải quyết thủ tục thông quan.
Theo Bộ Tài chính, khi cơ quan hải quan tăng cường công tác quản lý, triển khai các biện pháp ngăn chặn từ xa khi hàng vẫn còn trên tàu, không cho phép dỡ hàng xuống cảng, các doanh nghiệp đã chủ động chỉ nhập khẩu vào Việt Nam các lô hàng phế liệu đáp ứng các điều kiện quy định.
Tuy nhiên, điều được cảnh báo là, bắt đầu từ 01/01/2019 Trung Quốc tiếp tục bổ sung thêm 08 loại phế liệu không được phép nhập khẩu. Malaysia lại gần như cắt giảm hầu hết danh mục phế liệu được phép nhập khẩu vào quốc gia này.
Đây là những nước trước đây vốn đứng đầu về danh sách nhập khẩu phế liệu nhiều nhất thế giới. Bởi vậy, theo Bộ Tài chính: Có thể dự đoán xu hướng trong năm 2019, phế liệu sẽ tiếp tục dịch chuyển mạnh vào Việt Nam làm gia tăng lượng phế liệu nhập khẩu.
Tổng số lượng phế liệu Việt Nam nhập khẩu năm 2018 lên tới 9,25 triệu tấn, tăng hơn 1,3 triệu tấn tấn so với năm 2017. Ảnh minh họa.
Dự thảo của Bộ Tài chính từ đó đề nghị ban hành Quy chế phối hợp giữa các Bộ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có các cửa khẩu kiểm soát phế liệu nhập khẩu.
Theo cơ quan này, trước đây, Bộ Tài chính đã có một số Quy chế phối hợp song phương với các Bộ, ngành nhưng việc này chỉ giải quyết các công việc trong phạm vi giữa hai cơ quan. Các quy chế hiện không mang tính tổng thể, đồng bộ để có thể giải quyết được nội dung mang tính phối hợp liên ngành.
Trong dự thảo, Bộ Tài chính đề xuất quy rõ trách nhiệm các bộ ngành. Ví dụ, trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường là chủ trì, phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố đưa lên Cổng thông tin Một cửa quốc gia danh sách các tổ chức, cá nhân được cấ, cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất còn hiệu lực, còn hạn ngạch nhập khẩu.
Bộ này cũng phải t hông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng phế liệu nhập khẩu do Sở Tài nguyên Môi trường nơi có nhà máy, cơ sở sản xuất sử dụng phế liệu cấp.
Trước đó, trong phiên họp báo cuối năm 2018, câu hỏi đặt ra với lãnh đạo ngành hải quan là việc để doanh nghiệp ma nhập hàng về Việt Nam thì trách nhiệm thuộc về đơn vị nào?
Ông Nguyễn Khánh Quang, Phó cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan thẳng thắn, trách nhiệm đầu tiên thuộc về cơ quan ngành tài nguyên môi trường. Đây là các cơ quan cấp các loại giấy tờ để doanh nghiệp đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu. Chỉ doanh nghiệp đủ điều kiện về nhà xưởng, máy móc, thiết bị,... mới được cấp phép.
Thế nhưng, theo ông, thực tế, qua các vụ việc ngành hải quan điều tra, có tình trạng doanh nghiệp có giấy phép nhưng không có gì về cơ sở vật chất. Điều này tức là việc cấp phép không chính xác.
Sau khi mở 20 container hàng hóa, cơ quan chức năng phát hiện hầu hết hàng chứa bên trong đều là phế liệu, rác thải công...