Trong lúc hỗn loạn, hàng loạt đại gia Việt chi trăm tỷ một phen chơi lớn

Phiên giao dịch đầu tuần chứng kiến sự giảm sàn của một số cổ phiếu lớn khiến VN-Index mất gần 14 điểm.

Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số VN-Index giảm 13,92 điểm (1,83%) xuống 747,86 điểm; HNX-Index giảm 1,74% xuống 99,62 điểm và UPCom-Index giảm 0,63% xuống 50,17 điểm.

VN-Index giảm 13,92 điểm (1,83%) xuống 747,86 điểm.

VN-Index giảm 13,92 điểm (1,83%) xuống 747,86 điểm.

Thanh khoản thị trường thấp hơn so với giai đoạn gần đây. Giá trị khớp lệnh 3 sàn đạt 3.600 tỷ đồng. Khối ngoại tiếp tục bán ròng khá mạnh trên cả 3 sàn với tổng giá trị hơn 400 tỷ đồng.

Áp lực bán trong phiên chiều diễn ra khá mạnh và có thời điểm VN-Index mất hơn 25 điểm. Hàng loạt cổ phiếu Bluechips giảm sâu, thậm chí VPB, PNJ hay một số cổ phiếu midcap như HDG, VCI, YEG đều giảm sàn.

Tuy vậy, lực cầu bắt đáy gia tăng trong những phút cuối phiên, đặc biệt tại bộ 3 VIC, VHM, VRE. Trong đó, VIC về tham chiếu, VHM, VRE về sát tham chiếu đã giúp thị trường thu hẹp đà giảm. Bên cạnh đó, một số cổ phiếu như GAS, HPG, SAB, PLX giữ vững sắc xanh giúp thị trường bớt phần ảm đạm.

Điểm sáng về giao dịch hôm nay là nhóm cao su (tự nhiên và sản xuất) với nhiều mã tăng như CSM, DRC, SRC, PHR, HRC, VRG…Bên cạnh đó, nhóm Viettel cũng giao dịch khá tốt với VGI, VTP, VTK, CTR đồng loạt tăng điểm.

"Nhóm FLC" cũng thu hút dòng tiền khá tốt khi hầu hết các cổ phiếu (ngoại trừ ROS) đều tăng điểm, thậm chí HAI, KLF, AMD, ART còn tăng trần.

Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp đã đăng ký mua gom lượng lớn cổ phiếu.

Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp đã đăng ký mua gom lượng lớn cổ phiếu.

Thực tế cho thấy, các nhà đầu tư chứng khoán trong nước vừa trải qua một khoảng thời gian hỗn loạn khi chỉ số VN-Index giảm mạnh xuống dưới mốc 750 điểm. Trong bối cảnh giá giảm sâu, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp đã đăng ký mua gom lượng lớn cổ phiếu.

Đơn cử như ông Trần Vũ Minh, con trai Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát Trần Đình Long, đăng ký mua 20 triệu cổ phiếu doanh nghiệp theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận từ 17/3 đến 16/4. Hiện cổ phiếu Hòa Phát đang giao dịch ở vùng giá 19.100 đồng. Nếu tham chiếu theo mức giá này, số tiền con trai Chủ tịch Hòa Phát bỏ ra ước tính không dưới 380 tỷ đồng.

Tại Công ty Cổ phần Nhựa An Phát Xanh (AAA), Phó tổng giám đốc Trần Thị Thoản vừa đăng ký mua vào 5 triệu cổ phiếu từ 18/3 đến 16/4 với mục đích đầu tư tài chính dài hạn. 5 triệu cổ phiếu AAA bà Thoản dự định mua có giá trị thị trường khoảng hơn 50 tỷ đồng nếu xét theo thị giá 10.800 đồng/cổ phiếu hiện tại.

Công ty TNHH Masan Consumer Holdings vừa đăng ký mua 1,3 triệu cổ phiếu của Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan (MCH) từ 17/3 đến 31/3. Với mức giá 58.100 đồng/cổ phiếu, khối cổ phần trên có giá trị khoảng 75 tỷ đồng.

Ngân hàng TPBank trong tuần qua cũng đăng ký mua lại tối đa 10 triệu cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ. Hiện số cổ phiếu quỹ của TPBank là 30 triệu. Thời gian giao dịch dự kiến từ 20/3 đến 18/4. Với mức giá 20.450 đồng/cổ phiếu, số tiền TPBank dự chi ước tính có thể lên tới gần 200 tỷ đồng.

Tập đoàn PAN cũng là một trong nhiều doanh nghiệp công bố quyết định mua vào cổ phiếu để làm cổ phiếu quỹ. Tập đoàn này dự tính mua lại tối đa 21,6 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị thị trường gần 370 tỷ đồng sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận hồ sơ.

Nguồn: [Link nguồn]

Giá vàng hôm nay 16/3: Tăng vọt sáng đầu tuần sau động thái khẩn cấp của Fed

Sáng nay (16/3), giá vàng thế giới bật tăng mạnh mẽ trở lại sau khi Fed bất ngờ hạ lãi suất khẩn cấp vào đêm qua.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thúy Vy ([Tên nguồn])
Tin chứng khoán Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN