Trồng loại cây “lạ”, người phụ nữ Ninh Thuận thu lãi hơn trăm triệu/năm
Là người tiên phong trồng cây này, người phụ nữ Ninh Thuận từng gặp không ít khó khăn nhưng nó đem lại cho chị mức thu nhập ổn định.
Biết đến cây siro trong một lần lướt mạng xã hội, chị Nguyễn Ngọc Uyên Trinh (trú thôn Lương Cang, xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn, Ninh Thuận) quyết định xin giống cây này về trồng trong vườn nhà. Cách đây 4 năm, chị đã được một người bạn tặng cho một số quả.
Chị đã đem gieo trồng được 2 cây. Sau 2 năm, cây phát triển tốt cho quả sai trĩu và đẹp, đem quả nấu siro thấy uống rất ngon. Chị đã mở rộng trồng cả một vườn siro với diện tích 1.000m2 đất của gia đình năm 2019.
Đến năm 2021, vườn cây đã cho những quả đầu tiên nhưng không bán được vì ít người biết đến và ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Gia đình chị đã thu quả và nấu siro đem tặng cho mọi người, còn lấy hạt gieo trồng cây mới.
Chị Trinh hiện đang trồng một vườn cây siro rộng khoảng 1.000m2.
“Thời điểm mới trồng cây, tôi duy trì vườn bằng cách bán cây giống trên mạng xã hội. Nước siro cũng vậy, tôi bán cho khách hàng và điều chỉnh theo sự góp ý, phản hồi của khách hàng”, chị chia sẻ.
Do loại cây này còn khá mới lạ với người dân địa phương nên thị trường rất khó bán. Năm ngoái, chị bắt đầu mở cửa vườn cho tham quan miễn phí, khách đến chụp ảnh và quay video lên mạng xã hội nhiều. Từ đó, vườn cây của chị được khách hàng biết đến nhiều hơn, họ đến xem mua cây giống và uống thử nước siro hoặc mua về tặng người thân.
Trong đó, rất nhiều người tự tìm hiểu và hỏi về công dụng của loại quả này. Họ tin tưởng nên mua về làm quà biếu khá nhiều. Loại quả này dần được nhiều người biết đến, khách ở xa cũng liên hệ mua nước siro và cây giống về trồng nhiều hơn.
Chỉ tính riêng năm ngoái, chị thu về tiền lãi là 180 triệu đồng.
Nhờ đó, chỉ tính riêng năm ngoái, chị thu lãi về được 180 triệu đồng. Chị cho biết lợi nhuận này dư tính sẽ tăng do số lượng quả sẽ tăng theo mỗi năm.
Nói về loại cây này, chị đánh giá cây siro rất dễ chăm sóc, hầu như chị không bón phân hóa học và không dùng thuốc bảo vệ thực vật, không trồng trong nhà màng.
Cây si rô trồng hạt khoảng 2 năm cho quả, còn cây chiết chỉ khoảng 6 tháng là cho thu hoạch. Quả thu hoạch từ tháng 5 đến tháng 10 Dương lịch. Hiện tại, cây đang bắt đầu cho thu hoạch, bình quân một cây siro trưởng thành cho thu hoạch khoảng 20kg quả trở lên.
Bước vào mùa chín rộ, chị mở cửa vườn để đón khách vào tham quan, chụp ảnh lưu niệm, thưởng thức và mua các sản phẩm chế biến từ quả siro ngay tại vườn. Chị thu hoạch quả siro chín bán với giá 50.000 đồng/kg, chế biến nước giải khát đóng chai 500ml với giá 40.000 đồng/chai.
Hiện tại, số lượng quả chưa đủ đáp ứng nhu cầu thị trường, chị vẫn tiếp tục mở rộng diện tích trồng.
Hiện tại, vườn có 56 cây trồng ngoài đất và vườn ươm cùng nhiều cây giống, cây trồng chậu đã ra quả. Thu hoạch hiện tại mùa này theo dự tính của chị khoảng 2 - 3 tấn quả. Số lượng quả vẫn chưa đủ cung cấp ra thị trường và chị đang mở rộng thêm diện tích.
Do cây chịu được thời tiết khắc nghiệt nên khách hàng ở những tỉnh miền Bắc cũng có thể trồng được, họ cũng đặt mua cây giống từ chị,
Quả siro chín có vị vừa ngọt, vừa chua, thơm nhẹ, thường được sử dụng để ngâm với đường làm mật siro, dùng để giải khát hoặc làm màu, gia vị trong chế biến thực phẩm. Tại Việt Nam, cây siro được trồng ở nhiều tỉnh, thành như An Giang, Cần Thơ, Tiền Giang...
Quả siro cũng có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nên rất được người tiêu dùng đón nhận, sản phẩm thu hoạch hàng ngày không đủ cung cấp do nhu cầu thị trường hiện nay rất lớn.
Món ăn này nhiều gia đình thường bỏ đi nhưng nay được bày bán trên thị trường, có người bán giá lên đến 400.000 đồng/kg.
Nguồn: [Link nguồn]