Tìm việc khó khăn, giới trẻ đổ xô đến châu Phi kiếm “việc nhẹ lương cao”

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Ngày càng nhiều người quyết định tìm kiếm việc làm ở những nơi xa xôi hơn.

Khi Zhu Yuying bắt đầu tìm việc sau khi tốt nghiệp vào mùa thu này, sinh viên chuyên ngành tài chính nhanh chóng nhận ra rằng sẽ rất khó khăn. Chàng trai 24 tuổi đã gửi khoảng 70 đơn xin việc, tham dự nhiều vòng phỏng vấn, nhưng chỉ giành được lời mời cho những vị trí có mức lương khởi điểm ít ỏi là 90.000 nhân dân tệ - gần 13.000 USD - mỗi năm.

Tìm việc khó khăn, giới trẻ đổ xô đến châu Phi kiếm “việc nhẹ lương cao” - 1

Sau đó, một ngày nọ, một video thu hút sự chú ý của anh ấy trên nền tảng xã hội Trung Quốc Bilibili. Trong đó, một vlogger đã đề xuất một cách độc đáo để tìm một công việc nhẹ nhàng lương cao: chuyển đến Châu Phi.

Zhu đã làm theo lời khuyên của vlogger và gửi sơ yếu lý lịch của mình cho một số doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc. Trong vòng vài ngày, anh đã được thuê làm trợ lý tài chính cho một tập đoàn xây dựng hoạt động trên lục địa đen này.

Công ty không cho Zhu biết anh sẽ được cử đến quốc gia châu Phi nào, nhưng mức lương hàng năm đủ để thuyết phục anh nhận công việc. Anh ấy bắt đầu với 240.000 nhân dân tệ, với con số này sẽ tăng lên hàng chục nghìn nhân dân tệ mỗi năm.

Đối với những người trẻ tuổi Trung Quốc, chuyển đến châu Phi đang trở thành một lựa chọn thời thượng vào năm 2022. Với tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục, hàng triệu sinh viên tốt nghiệp đang phải vật lộn để tìm được việc làm tử tế ở quê nhà, và ngày càng nhiều người quyết định tìm kiếm việc làm ở những nơi xa xôi hơn.

Nhiều người trong số họ đang thử vận may ở Châu Phi. Làm việc cho một công ty Trung Quốc hoạt động ở lục địa này có những bất lợi, trong đó đáng lo ngại nhất là vấn đề an ninh. Ở nhiều quốc gia châu Phi, công nhân Trung Quốc hầu như dành toàn bộ thời gian của họ trong khuôn viên của chủ lao động do các biện pháp an ninh chặt chẽ.

Tuy nhiên, với lợi thế như lương cao, thời gian nghỉ dài, hay công việc không đòi hỏi cường độ lớn, đang trở nên hấp dẫn đối với một thế hệ trẻ của Trung Quốc đang phải xoay sở trong bối cảnh nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch.

Hiện chưa có con số chính xác có bao nhiêu sinh viên Trung Quốc tốt nghiệp đang chuyển đến châu Phi, nhưng đang có sự gia tăng đáng kể mức độ chú ý về chủ đề này trên mạng xã hội Trung Quốc.

Li Yao, 26 tuổi, làm việc cho một công ty Trung Quốc ở Guinea, đã tận mắt chứng kiến sự thay đổi này. Kể từ khi bắt đầu viết vlog về cuộc sống của mình tại đây vào năm 2020, cô đã thấy ngày càng nhiều người có ảnh hưởng ở Trung Quốc bắt đầu đăng nội dung tương tự.

Ma, một sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán 24 tuổi, cũng đồng ý chuyển đến châu Phi sau khi cố gắng tìm việc ở quê nhà nhưng không thành công. Giống như Zhu và Li, Ma đã theo học một trường đại học tầm trung và nhận thấy cô có rất ít lựa chọn nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp vào mùa hè này.

Khi được hỏi về những lợi thế khi sống ở Châu Phi, hầu hết những người trẻ tuổi đều tập trung vào các mối quan tâm về tài chính: lương cao và chỗ ở miễn phí, cũng như chi phí sinh hoạt thấp.

Những người khác đề cập đến các kỳ nghỉ dài: Nhiều công ty Trung Quốc ở châu Phi sẵn sàng cho người lao động nghỉ phép một tháng sau khi hoàn thành khối lượng công việc trong khoảng 3-5 tháng, cao hơn nhiều so với chủ lao động thông thường ở Trung Quốc. Một số người cũng cho biết họ đánh giá cao việc sức ép làm việc thấp hơn so với ở quê nhà.

Nguồn: [Link nguồn]

“Một vốn bốn lời”, thu cả trăm triệu mỗi tháng từ công việc kinh doanh này

Chỉ cần dành khoản tiền khoảng 100 - 200 triệu đồng đầu tư, công việc kinh doanh này mang lại cho nhiều người nguồn thu khá ổn, từ vài chục triệu tới cả trăm triệu đồng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Nguyễn (Theo Sixth Tone) ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN