Tìm mọi cách để trừng phạt, nhưng Mỹ lại phải tránh ngành này của Nga

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Cuộc chiến ở Ukraine đang diễn ra cực kỳ nóng, khiến thị trường dầu trở nên hoảng loạn.

Mỹ tuyên bố sẽ thực hiện nghiêm ngặt việc thu giữ tài sản của các cá nhân quốc tịch Nga nằm trong danh sách trừng phạt. “Tuần tới, chúng tôi sẽ thành lập một lực lượng đặc nhiệm đa phương để xác minh, truy tìm và đóng băng tài sản của các công ty và nhà tài phiệt Nga, bao gồm du thuyền, nhà ở và bất kì khoản lợi nhuận nào nằm trong luật tịch thu tài sản”, Nhà Trắng tuyên bố qua một dòng trạng thái Twitter ngày 27/2.

Tìm mọi cách để trừng phạt, nhưng Mỹ lại phải tránh ngành này của Nga - 1

Tuy nhiên, xăng dầu của Nga lại không phải là mục tiêu trực tiếp của các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Moscow - ít nhất là cho đến nay. Trên thực tế, Hoa Kỳ và Châu Âu đã cố gắng tránh mọi lệnh trừng phạt vào nhiên liệu hóa thạch của Nga.

Sự bùng nổ trong khai thác dầu đã khiến Mỹ trở thành nước xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, Mỹ vẫn nhập khẩu hàng triệu thùng dầu mỗi ngày từ các khu vực khác nhau trên khắp thế giới, trong đó có Nga.

Andy Lipow, chủ tịch của Lipow Oil Associates LLC ở Houston, cho biết 8% nhập khẩu dầu và các sản phẩm tinh chế, tương đương 672.000 thùng/ngày của Mỹ được nhập khẩu từ Nga trong năm ngoái. Trong đó, dầu thô Nga chiếm 3% tổng lượng dầu nhập khẩu của Mỹ, tương đương khoảng 200.000 thùng/ngày.

Mỹ mua dầu thô của Nga một phần để cung cấp cho các nhà máy lọc dầu cần các loại dầu thô với hàm lượng lưu huỳnh cao hơn nhằm sản xuất ra loại nhiên liệu công suất cao. Các nhà máy lọc dầu của Mỹ được thiết kế từ nhiều thập kỷ trước nên chúng cần các loại dầu thô nặng hơn, với hàm lượng lưu huỳnh cao hơn. Trong khi đó, dầu thô do Mỹ sản xuất có hàm lượng lưu huỳnh thấp.

Trong những năm gần đây, dầu thô Nga đã lấp khoảng trống trên toàn cầu khi các lệnh trừng phạt với Venezuela và Iran có hiệu lực. Điều này làm tê liệt dòng chảy của các loại dầu thô hàm lượng lưu huỳnh cao từ hai quốc gia này tới các nhà máy lọc dầu của Mỹ và các nơi khác.

Mỹ và các quốc gia tiêu thụ dầu hàng đầu thế giới cho biết họ sẽ giải phóng 60 triệu thùng dầu từ các kho dự trữ khẩn cấp để làm tăng nguồn cung toàn cầu. Tuy nhiên, giá dầu đã vượt 110 USD/thùng hôm 2/3 sau khi một số nhà máy lọc dầu từ chối mua dầu Nga khi họ sợ phải đối mặt với nguy cơ bị trừng phạt.

Giá dầu đã tăng vọt hơn 20% kể từ ngay trước khi Nga xâm lược Ukraine. Dầu thô Mỹ tăng cao lên 116,57 USD/thùng vào ngày 3/3 - mức cao nhất kể từ tháng 9/2008. Brent, tiêu chuẩn thế giới, gần chạm mức 120 USD/thùng trước khi xuống thấp hơn.

Cú sốc giá dầu cũng sẽ làm tăng chi phí nhiên liệu máy bay, phương tiện giao thông và vô số sản phẩm làm từ dầu mỏ. Tất cả những điều này sẽ làm trầm trọng thêm lạm phát vốn đã ở mức cao nhất trong 40 năm qua.

Đồng rúp lao dốc, người giàu Nga quay sang đồng hồ, trang sức để giữ tiền

Khi Mỹ và các đồng minh áp hàng loạt lệnh trừng phạt với Nga, khiến đồng rúp lao dốc và thị trường chứng khoán phải đóng cửa, giới nhà giàu Nga đang chuyển sang cách khác...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Nguyễn (Theo CNN) ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN