Tìm "kho báu" giữa bãi phế liệu, các công ty thu về nguồn lợi khủng

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Một số tập đoàn khai thác mỏ đa quốc gia đang trong cuộc đua tìm kiếm các bãi phế liệu để thu thập tài nguyên giúp thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng.

Trong nỗ lực đa dạng hóa các khoản đầu tư được thực hiện trong mười năm trước liên quan đến việc vận hành các mỏ lớn ở các quốc gia bao gồm Mỹ, Úc, Congo, Rio Tinto và Glencore đã ký thỏa thuận trong năm nay để tăng cường tái chế kim loại quan trọng.

Hai công ty này cùng nhiều công ty khác đang đặt cược vào sự gia tăng nhu cầu về kim loại có nguồn gốc hợp pháp từ các nhà sản xuất ô tô và điện tử tiêu dùng. Ngoài ra, họ đang cố gắng nắm bắt cơ hội do số lượng phế liệu ngày càng tăng.

Tìm "kho báu" giữa bãi phế liệu, các công ty thu về nguồn lợi khủng - 1

Rio Tinto tháng trước đã đồng ý mua 50% cổ phần của Matalco, nhà cung cấp nhôm tái chế thuộc sở hữu của Tập đoàn Giampaolo của Canada, với giá 700 triệu USD. Theo giá trị thị trường, Rio Tinto là công ty khai thác lớn thứ hai trên thế giới. Công ty này cũng sản xuất một lượng nhôm đáng kể, được sử dụng để chế tạo các tấm pin mặt trời, tua-bin gió và ô tô điện.

Vào tháng 5, Glencore và Li-Cycle Holdings đã ký thỏa thuận nghiên cứu và phát triển một trung tâm tái chế ở châu Âu có thể sản xuất đủ vật liệu tái chế mỗi năm để tạo ra công suất lên tới 36 gigawatt pin lithium-ion. Theo các công ty, đây sẽ là nguồn lithium, coban và niken tái chế lớn nhất ở châu Âu.

Các hoạt động này được thực hiện vào thời điểm ngành tài nguyên đang đấu tranh để đảo ngược nhận thức của các nhà đầu tư rằng hoạt động khai thác là không đáng tin cậy và gây nguy hiểm cho môi trường, cùng với những nguyên nhân khác, đẩy nhanh biến đổi khí hậu. Kỷ lục về khí thải, chất thải và nạn phá rừng của ngành đang thách thức nỗ lực của một số công ty trong việc cấp phép cho các dự án mới và thu hút lao động lành nghề.

Wood Mackenzie - một công ty tư vấn có trụ sở tại Anh - cho biết, chi phí để thiết lập các cơ sở xử lý phế liệu nhôm chỉ bằng 1/10 chi phí cần thiết để xây dựng các nhà máy sản xuất hàng hóa mới.

Trên thế giới, 42% nhôm sẽ có nguồn gốc từ phế liệu vào năm 2050 (so với 26% vào năm 2022), Wood Mackenzie ước tính. Đối với lithium, tỷ lệ kim loại tái chế có thể chiếm 39% vào năm 2050 (vào năm ngoái, con số này đang là 2%).

Một báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế về chuỗi cung ứng pin EV năm ngoái ước tính đến năm 2030 sẽ cần thêm 50 mỏ lithium cỡ trung bình, 60 mỏ niken và 17 mỏ coban để đáp ứng các cam kết về khí hậu. Nhưng việc phát triển một mỏ cần có thời gian - trung bình là 16 năm, theo IEA - và kim loại tái chế có lượng khí thải carbon ít hơn đáng kể.

Biến rác thành vàng, người phụ nữ thu mua phế liệu trở thành nữ tỷ phú giàu nhất cả nước

Từng được mệnh danh là "nữ hoàng giấy lộn", nữ tỷ phú này khiến nhiều người ngưỡng mộ với con đường khởi nghiệp của mình.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Nguyễn (Theo WSJ) ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN