Thuế môi trường với xăng dầu góp bao nhiêu tiền cho ngân sách?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Hiện thuế bảo vệ môi trường thu với xăng dầu đang đóng góp số tiền rất lớn cho ngân sách nhà nước và là khoản thu chính của sắc thuế này. Do đó, khi đề xuất giảm loại thuế này để đối phó với giá xăng dầu tăng cao Bộ Tài chính phải cân nhắc rất nhiều giữa lợi ích nhà nước và xã hội.

Từ chiều 11/3, giá xăng dầu bán lẻ trong nước tiếp tục tăng mạnh, trong đó giá xăng A95 đã gần chạm ngưỡng 30 nghìn đồng/lít, các loại dầu cũng vượt ngưỡng 20 nghìn đồng/lít.

Để giúp giảm giá bán lẻ xăng dầu trong nước, sau khi ghi nhận góp ý của các bộ ngành và người dân, Bộ Tài chính vừa chính thức báo cáo Chính phủ đề xuất trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét quyết định giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu, với mức giảm 50% so với hiện hành. Ở đề xuất lấy ý kiến trước đó, Bộ Tài chính chỉ kiến nghị giảm sắc thuế này mức 30% so với hiện hành, trên cơ sở đánh giá tác động của chính sách tới số thu ngân sách nhà nước.

Với mức giảm thuế bảo vệ môi trường 50% với xăng dầu, Bộ Tài chính tính toán, nếu sản lượng tiêu thụ xăng dầu trong nước năm nay bằng năm 2019 (khi chưa có dịch COVID-19), thời gian giảm thuế từ 1/4 tới hết năm 2022, số thu ngân sách nhà nước từ sắc thuế này sẽ giảm gần 24 nghìn tỷ đồng.

Với phương án giảm 30% thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu, thời gian và sản lượng tiêu thụ như trên, số thu ngân sách nhà nước từ sắc thuế này sẽ giảm gần 12 nghìn tỷ đồng trong năm nay.

Xăng dầu đang đóng góp số thuế không nhỏ cho thu ngân sách nhà nước hàng năm.

Xăng dầu đang đóng góp số thuế không nhỏ cho thu ngân sách nhà nước hàng năm.

Theo Bộ Tài chính, hiện thuế bảo vệ môi trường thu với xăng dầu chiếm tỷ trọng tới hơn 95,5% tổng thu sắc thuế này nộp vào ngân sách. Trong đó, số thu năm 2019 là hơn 6,5 nghìn tỷ đồng (tăng hơn 14,6 nghìn tỷ đồng so với năm 2018). Tuy nhiên, từ năm 2020, do ảnh hưởng dịch COVID-19 lên hoạt động kinh tế - xã hội, số thu thuế này giảm nhẹ, năm 2020 còn hơn 59,2 nghìn tỷ đồng, năm 2021 còn hơn 56,9 nghìn tỷ đồng.

Với phương án giảm 30% thuế bảo vệ môi trường, số tiền thuế giảm với xăng là 1 nghìn đồng/lít, với dầu các loại là 500 đồng/lít.

Còn phương án giảm 50% thuế, mức giảm tương ứng là 2 nghìn đồng/lít xăng và 1 nghìn đồng/lít dầu (riêng dầu hoả giảm 700 đồng/lít). Cộng thêm thuế giá trị gia tăng giảm tương ứng, chính sách này nếu được thông qua sẽ giúp giảm 2.200 đồng/lít xăng và 1.100 đồng/lít dầu.

Trước đó, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua chính sách giảm 50% thuế bảo vệ môi trường với nhiên liệu bay trong cả năm 2022, từ 3 nghìn đồng/lít xuống 1,5 nghìn đồng/lít, số thu ngân sách dự kiến giảm gần 2 nghìn tỷ đồng.

Ngoài thuế môi trường, hiện xăng dầu còn chịu các khoản thuế khác gồm: thuế nhập khẩu (với xăng dầu nhập khẩu), thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt (chỉ thu đối với xăng, không thu với dầu).

Theo Bộ Tài chính, tỷ trọng các khoản thuế trong giá bán lẻ với xăng chiếm khoảng 38%, với dầu khoảng 20%.

Theo Tổng cục Thống kê, chi phí xăng dầu chiếm khoảng 37% tổng chi nguyên vật liệu của cả nền kinh tế.

Nguồn: [Link nguồn]

Không lý gì thuế thu nhập cá nhân cao hơn cả thuế thu nhập doanh nghiệp!

Thuế thu nhập cá nhân không có lý do gì mà để cao ngang, thậm chí là hơn cả thuế thu nhập doanh nghiệp.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lê Hữu Việt ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN