Thực hư thông tin Nike chuyển sản xuất ra khỏi Việt Nam

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp, Bộ Công thương Phạm Tuấn Anh khẳng định: Nike chuyển sản xuất ra khỏi Việt Nam - là thông tin không chính xác.

Mới đây, trên nhiều trang mạng xã hội xuất hiện thông tin Tập đoàn Nike đã chuyển sản xuất khỏi Việt Nam để sang Trung Quốc và Indonesia. Nguồn tin này cho biết, Adidas và Puma cũng sẽ có những động thái tương tự trong tháng 11/2022.

Đồng thời, loạt điện thoại thông minh Pixel 6 của Google và loạt tai nghe Airpod mới nhất của Apple sẽ được sản xuất tại Trung Quốc thay vì Việt Nam như dự kiến.

Nike chuyển sản xuất ra khỏi Việt Nam - là thông tin không chính xác. Ảnh minh họa

Nike chuyển sản xuất ra khỏi Việt Nam - là thông tin không chính xác. Ảnh minh họa

Tuy nhiên, bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Da giày và Túi xách Việt Nam khẳng định với PV Báo Giao thông, thông tin trên hoàn toàn không chính xác.

Theo bà Xuân, có tới 88 trong tổng số 112 nhà máy của Nike tại Việt Nam đều nằm ở miền Đông Nam Bộ, chịu trách nhiệm sản xuất các sản phẩm sneakers đang rất đắt hàng mang nhãn hiệu Nike.

"Dịch bệnh Covid-19 có diễn biến phức tạp, đã ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp trong ngành dệt may và giày dép. Việc Nike chuyển đơn hàng sang các quốc gia khác là có, nhưng không có chuyện chuyển sản xuất ra khỏi Việt Nam. Đó là thông tin không chính xác", bà Xuân nhấn mạnh.

Đó cũng là khẳng định của ông Phạm Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp, Bộ Công thương.

Ông Phạm Tuấn Anh cho biết: "Trong giai đoạn vừa qua, một số đơn hàng của Nike đến hạn, để kịp giao hàng và đảm bảo đúng tiến độ, họ đã chuyển đơn hàng sang nhà máy ở một số quốc gia khác.

Trong buổi làm việc với Thủ tướng Chính phủ và các bộ ban ngành, CEO của Nike cũng khẳng định sẽ không rời bỏ Việt Nam nên không có chuyện chuyển sản xuất khỏi Việt Nam để sang các quốc gia khác".

Theo khảo sát của EuroCham với các doanh nghiệp EU tại Việt Nam được công bố vào tháng 8 cho thấy, có 18% đơn hàng của doanh nghiệp đã được chuyển đi nước khác, và 16% đơn hàng tiếp tục được doanh nghiệp cân nhắc chuyển dịch, nếu tình hình hiện nay kéo dài.

Chỉ số môi trường kinh doanh của EuroCham hiện đang ghi nhận kết quả thấp nhất trong hơn một thập kỷ. Tuy nhiên, ông Alain Cany, Chủ tịch EuroCham cho biết, việc chuyển dịch đơn đặt hàng chỉ quyết định tạm thời của doanh nghiệp, đáng mừng là chưa có nhà đầu tư nào rút ra khỏi Việt Nam.

Nguồn: [Link nguồn]

Doanh nghiệp BĐS bị đình chỉ kinh doanh 12 tháng, nợ phải trả lên tới nghìn tỷ đồng

Bị đình chỉ kinh doanh BĐS trong 12 tháng nhưng lãnh đạo của doanh nghiệp cho biết điều này không ảnh hưởng đến kế hoạch...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Hạnh ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN