Thiệt hại kinh hoàng sau vụ cháy rừng lịch sử tại Hawaii

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Các đội cứu hộ và dọn dẹp hiện đang đổ về thị trấn Lahaina của Hawaii, nơi đã bị san bằng tro bụi và đống đổ nát trong tai họa mà thống đốc mô tả là “thảm họa thiên nhiên lớn nhất từ trước đến nay của bang.”

Các đám cháy rừng di chuyển nhanh đã giết chết ít nhất 90 người và cảnh sát trưởng cho biết có khả năng 1.000 người vẫn chưa được tìm thấy. Thống đốc Hawaii Josh Green cảnh báo rằng số người chết có thể sẽ tiếp tục tăng lên khi các đội tìm kiếm đang đào bới những thiệt hại mà ông cho là trông giống như một hiện trường vụ đánh bom. Accuweather Inc. đưa ra ước tính sơ bộ thiệt hại từ các vụ cháy là từ 8 tỷ đến 10 tỷ USD.

Thiệt hại kinh hoàng sau vụ cháy rừng lịch sử tại Hawaii - 1

Theo báo cáo của CNN, ít nhất 93 sinh mạng đã bị cướp đi bởi những ngọn lửa hủy diệt Maui. Theo Thống đốc Josh Green, hơn 1.700 tòa nhà đã bị phá hủy. Đám cháy hiện được xếp hạng là vụ cháy rừng kinh hoàng nhất ở Hoa Kỳ trong hơn 100 năm qua, dựa trên nghiên cứu của Hiệp hội Phòng cháy chữa cháy Quốc gia.

Thống đốc Hawaii Josh Green cho biết hôm thứ Bảy: “Đây cũng sẽ là một thảm họa tự nhiên và sẽ mất một khoảng thời gian rất lâu để phục hồi.” Ước tính thiệt hại và chi phí kinh tế của AccuWeather là sơ bộ, vì mức độ tàn phá hoàn toàn vẫn chưa rõ ràng.

Theo công ty đánh giá dữ liệu tài sản CoreLogic, phần lớn thiệt hại về tài sản là ở Lahaina - trung tâm du lịch và kinh tế của đảo Maui, nơi có ít nhất 9.000 người sinh sống. Công ty này dự kiến ​​sẽ cần xây dựng lại hơn 2.808 ngôi nhà, tiêu tốn ít nhất 1,1 tỷ USD. Còn các khu vực khác như Pulehu thiệt hại khoảng 147 triệu USD và Pukalani thiệt hại khoảng 4,2 triệu USD.

Phần lớn nền kinh tế của Maui dựa vào du lịch, với một số ước tính rằng du lịch chiếm 75% doanh thu được tạo ra trên đảo. Ngành công nghiệp đó sẽ bị ảnh hưởng nặng nề và sẽ mất nhiều tháng, nếu không muốn nói là lâu hơn, để phục hồi.

Cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc và năng lượng cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi thảm họa, khiến hàng nghìn người không có phương tiện liên lạc với các dịch vụ khẩn cấp hoặc người thân của họ. Các bệnh viện đã tràn ngập bệnh nhân bỏng và những người bị ảnh hưởng bởi hít phải khói, làm căng thẳng thêm các nỗ lực ứng phó khẩn cấp.

Đây là thảm họa tự nhiên kinh hoàng nhất trong lịch sử bang Hawaii. Lần gần nhất Hawaii hứng chịu thảm họa lớn là vào năm 1960, khi sóng thần ập vào đảo lớn của quần đảo khiến 61 người thiệt mạng.

Rừng tại Sóc Sơn: Công trình vẫn ”mọc” sau gần 4 năm có kết luận thanh tra

Gần 4 năm sau khi Thanh tra Tp.Hà Nội ban hành kết luận thanh tra, rất nhiều công trình vẫn tiếp tục mọc lên trên đất rừng Sóc Sơn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Nguyễn (Theo CNN, Marketwatch) ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN