Thị trường cho thuê mặt bằng ở Hà Nội vẫn ảm đạm sau giãn cách

Dù đã chuyển sang trạng thái "bình thường mới", nhiều hoạt động đã được khôi phục trở lại nhưng thị trường cho thuê mặt bằng kinh doanh sản xuất, văn phòng ở Hà Nội vẫn trong tình trạng ảm đạm.

Rầm rộ treo biển cho thuê, trả mặt bằng

Khảo sát trên phố Trần Vỹ (quận Cầu Giấy), nhiều tòa nhà văn phòng mới xây dựng treo biển cho thuê từ đầu năm đến nay vẫn không có khách thuê. “Từ đầu năm đến nay cả tòa nhà chỉ có một tầng có công ty thuê, còn lại đều bỏ trống. Nhưng đợt dịch COVID -19 lần thứ 4 vừa đỡ thì công ty này cũng thông báo chuẩn bị trả lại mặt bằng để chuyển đi nơi khác vì không chịu nổi giá thuê, thành ra cả tòa nhà lại sắp bỏ không”, ông K, bảo vệ một tòa nhà văn phòng 8 tầng ở mặt phố Trần Vỹ cho biết.

Giá thuê khu vực đường Trần Vỹ trung bình khoảng 30 triệu đồng/tháng đối với tầng 1 rộng 100m2, các tầng trên dao động trung bình từ 20 – 23 triệu đồng/tháng, giảm trung bình 5 -10 triệu đồng/tháng nhưng vẫn "ế" khách.

Giá thuê khu vực đường Trần Vỹ trung bình khoảng 30 triệu đồng/tháng đối với tầng 1 rộng 100m2, các tầng trên dao động trung bình từ 20 – 23 triệu đồng/tháng, giảm trung bình 5 -10 triệu đồng/tháng nhưng vẫn "ế" khách.

Trong khi đó, tại các tuyến đường vốn “cháy” mặt bằng kinh doanh như Xuân Thủy, Cầu Giấy (quận Cầu Giấy), Chùa Bộc, Đê La Thành, Khâm Thiên (Đống Đa) cũng xuất hiện nhiều biển cho thuê lại nhà, cửa hàng kinh doanh, kể cả những nơi được coi là vị trí “vàng” ở ngã tư đường.

Đối với phân khúc căn hộ bình dân và chung cư mini ở các quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Đống Đa,… mặc dù nhiều chủ nhà đã giảm giá từ 20 - 50% nhằm hỗ trợ khách thuê do những khó khăn của dịch bệnh gây ra nhưng tình hình không mấy được cải thiện. Thậm chí nhiều căn hộ chung cư mini trước đây có giá thuê từ 3 – 3,5 triệu đồng/tháng, nay chủ nhà giảm còn 1,5 -2 triệu đồng/tháng vẫn “ế khách”.

Còn phân khúc cho thuê nhà xưởng cũng không mấy khá khẩm hơn. Chỉ cần đi dọc đại lộ Thăng Long không khó để nhận thấy số lượng tờ rơi quảng cáo và biển cho thuê xưởng, cơ sở sản xuất xuất hiện ngày càng dày đặc hơn. Anh T một môi giới kiêm chủ xưởng cho thuê tại La Phù (huyện Hoài Đức) cho biết trước dịch ngày nào anh cũng nhận được hơn chục cuộc gọi hỏi thuê xưởng nhưng từ khi dịch ập đến số cuộc gọi thưa dần. Đến làn sóng COVID -19 lần thứ 4 và hiện tại thì hầu như không có khách hỏi thuê trong khi số lượt trả lại mặt bằng ngày càng nhiều.

Thông tin cho thuê nhà xưởng, mặt bằng kinh doanh xuất hiện rầm rộ nhưng ít người hỏi thuê.

Thông tin cho thuê nhà xưởng, mặt bằng kinh doanh xuất hiện rầm rộ nhưng ít người hỏi thuê.

“Với những xưởng không trả lại mặt bằng hiện tại chúng tôi phải liên tục giảm tiền cho thuê để giữ họ trụ lại. Ví dụ với xưởng 400m2, trước dịch tôi cho thuê với giá 12,5 triệu đồng/tháng giờ giảm còn 10 triệu đồng/tháng và mức giá này sẽ duy trì trong vòng 1 năm, khi hết dịch thì giá trở về như cũ”, anh T nói.

Giá cho thuê giảm mạnh

Ông Nguyễn Thế Điệp, Phó Chủ tịch thường trực Câu lạc bộ BĐS Hà Nội nhận định, BĐS cho thuê đang là phân khúc cực kỳ khó khăn của thị trường. Những khó khăn này không diễn ra ở một thời điểm ngắn mà kéo dài trên diện rộng và chưa thể đánh giá được khả năng phục hồi vì nó phụ thuộc vào mức độ phục hồi sau dịch của nền kinh tế.

Trong khi đó, nhiều chuyên gia BĐS cho rằng làn sóng COVID -19 lần thứ 4 với tốc độ lây lan mạnh khiến các đợt giãn cách xã hội liên tiếp kéo dài gây hậu quả nghiêm trọng, doanh nghiệp và người lao động vì thế mà lao đao. Nhiều trường hợp chưa kịp ổn định lại hoạt động sản xuất kinh doanh do tác động từ 3 làn sóng COVID -19 trước thì đã có thêm làn sóng mới, việc “sóng vùi sóng” khiến kinh doanh đình trệ, khách thuê phải trả mặt bằng thuê, người lao động rời thành phố về quê tạm lánh dịch.

Các chuyên gia BĐS nhận định thị trường cho thuê chưa thể phục hồi ngay khi bước sang trạng thái "bình thường mới".

Các chuyên gia BĐS nhận định thị trường cho thuê chưa thể phục hồi ngay khi bước sang trạng thái "bình thường mới".

Khi xã hội trở lại trạng thái “bình thường mới” chắc chắn các đối tượng vừa bị “tổn thương” nêu trên vẫn chưa thể hồi phục và hệ quả là phân khúc BĐS cho thuê dư thừa nguồn cung, khiến giá cho thuê giảm thê thảm.

Đồng thời, trong giai đoạn dịch COVID-19 tiếp diễn với các đợt giãn cách xã hội kéo dài đã thúc đẩy quá trình tham gia vào thương mại điện tử của nhiều khách hàng đi thuê mặt bằng, nên nhu cầu thuê giảm là tất yếu.

Nguồn: [Link nguồn]

Hà Nội lập 87 trạm thu phí: Lo ngại giá đất nội đô tiếp tục “đội giá”?

Nhiều ý kiến lo ngại nếu đề xuất "thu phí vào nội đô" ở Hà Nội được áp dụng, nhu cầu người dân vào ở khu...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lộc Liên ([Tên nguồn])
Kinh tế "kháng sốc" COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN