Thị trường bất động sản khó khăn: Rộ các hình thức gọi vốn

Thị trường bất động sản (BÐS) khó khăn từ cuối năm 2019 đến nay khiến nhiều doanh nghiệp hụt hơi. Đói vốn, không ít ông lớn địa ốc phả xoay sở tìm cách lách luật bán hàng, hợp tác kinh doanh, phát hành trái phiếu…

Bất động sản khó khăn, doanh nghiệp địa ốc tìm mọi cách huy động vốn. Ảnh: Như Ý

Bất động sản khó khăn, doanh nghiệp địa ốc tìm mọi cách huy động vốn. Ảnh: Như Ý

Lách luật?

Dự án TMS Đầm Cói (còn có tên gọi khác là TMS Homes Wonder World) được chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Tập đoàn TMS (TMS Group) quảng bá trên trang website tmshomesvinhyen.com khá rầm rộ. Theo đó, các căn liền kề có giá 1 - 1,3 tỷ đồng; shophouse có giá 1,9 - 5,7 tỷ đồng; biệt thự có giá trên 6 tỷ đồng; tiến độ thanh toán thành 16 đợt bao gồm cả quá trình đặt cọc. Thông tin rao bán không chỉ được tư vấn tại đường dây nóng của TMS, nhiều công ty BĐS cũng vào cuộc như: Đại An, Vạn Phúc, Hải Phát Land… Đồng thời, ngoài tư vấn, các đơn vị này sẵn sàng ký hợp đồng với khách hàng sẵn sàng xuống tiền kèm những chính sách cam kết lợi nhuận tới 15%/năm, chiết khấu cao.

Làm việc với Sở Xây dựng, chủ đầu tư dự án TMS Land Đầm Cói phủ nhận việc nhận huy động vốn, “bán lúa non” và cho biết, đó là do các sàn tự triển khai.

Sở Xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc vừa ra thông báo về việc dự án Khu đô thị TMS Land Đầm Cói chưa đủ điều kiện huy động vốn, bán sản phẩm. Theo đó, trường hợp các tổ chức, cá nhân có bằng chứng về việc ký hợp đồng đặt cọc giữ chỗ mua bán sản phẩm dự án giữa khách hàng và chủ đầu tư, đề nghị cung cấp về Sở Xây dựng, Công an tỉnh, Sở Tài nguyên & Môi trường, UBND thành phố Vĩnh Yên hoặc UBND huyện Yên Lạc để xem xét xử lý theo quy định pháp luật.

Gọi vốn lãi khủng, không tưởng

Mới đây, Tập đoàn AG Land (vừa được thành lập vào tháng 1/2020 có địa chỉ tại quận Cầu Giấy, Hà Nội) đột ngột đưa ra thông báo chính sách cho gói hợp tác kinh doanh BĐS với cam kết lợi nhuận lên đến 35%. Đơn vị này quảng cáo trong vòng 2 tháng, khách hàng nào tham gia gói hợp tác kinh doanh 1 - 3 tỷ đồng đều được hưởng cam kết lợi nhuận với lãi suất lên tới 35%/năm, gấp 6-7 lần lãi suất tiết kiệm hiện nay của các ngân hàng.

Dự án Revex của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thế Kỷ (CenGroup) cho phép khách mua góp vốn mức tối thiểu từ 1 triệu đồng, lãi cam kết 10 - 14%/năm.

Bên cạnh sản phẩm hợp tác kinh doanh, đầu tư - tài chính, một vài doanh nghiệp BĐS gần đây còn huy động vốn lãi suất cao thông qua phát hành trái phiếu. Apec Group thông qua phương án huy động 3.000 tỷ đồng thông qua trái phiếu với lãi suất lên tới 18%/năm, kỳ hạn 5 năm. Đặc biệt, nếu khách hàng lựa chọn kỳ hạn 5 năm thì lợi nhuận nhận một lần duy nhất vào cuối kỳ. Điều này có nghĩa sẽ thu về lợi nhuận 90% tại thời điểm đáo hạn.

Trước đó, TNR Holdings đã phát hành 2.925 tỷ đồng trái phiếu trong tháng 4. Lượng trái phiếu này đều là loại không chuyển đổi, không có tài sản đảm bảo. Kỳ hạn trái phiếu 60 tháng với lãi suất cố định 10,9%/năm, trả lãi hằng năm.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM cho rằng, mời mua BĐS, huy động vốn bằng trái phiếu thực chất là một phương thức đầu tư tài chính, chứa đựng rủi ro. Hình thức này đánh trúng tâm lý của các nhà đầu tư luôn muốn lãi suất cao. Về bản chất, hình thức huy động vốn nhưng tài sản lại không thuộc quyền sở hữu của người góp vốn. Mọi ràng buộc pháp lý chỉ dựa vào hợp đồng hợp tác với đơn vị phát hành nên rủi ro cao.

“Doanh nghiệp ít khi minh bạch thông tin, báo cáo tài chính việc họ dùng tiền huy động vào mục đích gì. Hơn nữa, đó đều là các thỏa thuận dân sự, hợp tác đầu tư lãi thì chia, lỗ cùng nhau chịu. Vì thế nếu có bất cứ rủi ro nào, hai bên đều phải gánh và tự dàn xếp”. Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM.

”Dụ” khách thuê, mua nhà giá rẻ rồi lừa cả trăm triệu đồng tiền cọc

Đi thuê nhà, rồi làm giả các loại giấy tờ sau đó đăng thông tin cho thuê nhà, thậm chí là bán nhà. Sau khi nhận đặt cọc...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Mai ([Tên nguồn])
Kinh tế "kháng sốc" COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN