Thị trấn cao nhất thế giới nằm giữa núi rác, hàng nghìn người vẫn bám trụ chờ đổi đời
Đường đến thị trấn cao nhất trên trái đất sẽ đưa bạn qua một bãi rác. Rác thải chất thành đống hai bên đường, xe buýt phải chạy với tốc độ đi bộ. Con đường đầy ổ gà này là con đường tiếp cận duy nhất đến một thị trấn với ước tính khoảng 60.000 dân, đánh cược cuộc sống chỉ vì một lý do: vàng.
Peru là nhà sản xuất vàng lớn nhất ở Mỹ Latinh. Với sản lượng hàng năm 150 tấn, quốc gia Andean này cũng là nhà sản xuất lớn thứ sáu trên thế giới. Khai thác vàng quy mô nhỏ và không chính thức có thể chỉ đóng góp một phần nhỏ trong số này, nhưng hàng chục nghìn người kiếm sống từ đó.
Ở các vùng Amazon của Peru, những người khai thác vàng bất hợp pháp tìm kiếm kim loại quý trên các con sông. Trên dãy Andes, họ khai thác mỏ trên các ngọn núi. Phía trên đó là dòng sông băng mà họ gọi là “Người đẹp ngủ trong rừng”.
Thị trấn ngập trong rác (Nguồn: DW)
Công việc ở đây đầy gian nan, trắc trở và có thể để lại nhiều hậu quả. Nhiếp ảnh gia Delano cho biết các thợ mỏ làm việc trong 30 ngày mà không phải trả tiền cho các công ty có nhượng quyền khai thác. Mục đích của họ chính là có thể làm việc để khai thác cho chính mình. Nếu gặp may mắn, sự tìm kiếm vất vả ấy có thể đổi lại cho họ cả một gia tài. Nếu không may mắn, họ sẽ trắng tay và thậm chí còn mất nhiều hơn thế nữa.
"Vàng được tinh chế trong các khu dân cư bằng cách làm bay hơi thủy ngân thành khí bằng đèn hàn để làm sạch vàng. Khí độc bốc lên từ các xưởng nhưng không được kiểm soát mà sẽ bị không khí lạnh làm ngưng tụ ngay lập tức và lắng đọng thủy ngân trên các mái nhà và sông băng gần đó. Người ta lại sử dụng nước uống từ hai nguồn: nước tan chảy từ sông băng đó và cả nước mưa lấy từ các mái nhà, đưa thủy ngân vào chuỗi thức ăn cho chính những người đang sống và làm việc ở La Rinconada. Bởi vậy, hầu hết những người thợ mỏ đều rời khỏi đây với giấc mơ tan tành, một cơ thể bởi bệnh tật hay thậm chí là sự kết thúc của những sinh mạng.”
Giấc mơ có thể làm giàu ở La Rinconada chỉ là một huyền thoại. Các thợ mỏ làm việc theo cái gọi là hệ thống Cachorreo. Trong 30 ngày liên tiếp, họ khai thác cho một trong nhiều nhà thầu phụ mà không nhận được tiền công. Sau đó, vào ngày thứ 31, họ được phép giữ mọi thứ họ tìm thấy trong mỏ. Đó là một lời hứa thu hút hàng nghìn người. “Tuy nhiên, vấn đề là vào ngày quan trọng, những người đàn ông thường được cử đến những khu vực không có gì để tìm”, người khai thác Chipanas nói. Các tổ chức phi chính phủ mô tả nó giống như chế độ nô lệ thời hiện đại.
Các tổ chức môi trường cảnh báo rằng nước thải và thủy ngân có thể đã chảy vào hồ Titicaca gần đó. Hồ được coi là cái nôi của nền văn hóa Inca. Một phụ nữ lớn lên ở La Rinconada cho biết các con sông bên dưới mỏ đã bị ô nhiễm đến mức ngư dân phải bỏ nghề buôn bán.
La Rinconada cũng là một trong những nơi nguy hiểm nhất ở Peru. Cảnh sát viên Jorge Pinto cho biết: "Những người thợ mỏ thường ăn trộm của nhau. Bạn có thể mua súng ở khắp nơi trong thị trấn". Thay vì luật pháp và trật tự, cuộc sống về đêm ở đây đặc trưng với những kẻ nghiện rượu và mại dâm, Pinto nói: "Bất cứ ai tìm thấy vàng sẽ tiến thẳng đến quán bar gần nhất."
Tại sao họ vẫn cố gấng sinh sống ở đây? Fidel Chipanas nói rằng anh ta sẽ tiếp tục làm việc cho đến khi tìm đủ tiền để cho con trai mình được hưởng một nền giáo dục tử tế. “Bạn có thể tìm thấy vài gam vàng trong một cục đá,” anh ta nói. Đó là điều mà tất cả mọi người ở đây đang hy vọng. Nhưng phần lớn những người đến đây phải thừa nhận rằng La Rinconada vẫn nghèo như khi họ bước đến.
Nguồn: [Link nguồn]
Mỏ Cempaka ở Nam Kalimantan nổi tiếng ở Indonesia với các mỏ kim cương. Nhưng đối với các thợ mỏ ở đó, họ phải chịu đựng hiểm nguy vì mong muốn một ngày nào đó giàu có...