Thế giới sẽ ra sao nếu không có khí đốt của Nga

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Châu Âu muốn có thêm 50 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên, nhưng nguồn cung cấp rất eo hẹp do muốn thay thế nguồn cung của Nga. Giá cả sẽ tăng cao và các khu vực khác có thể sẽ phải chịu đựng nguồn cung hạn hẹp hơn.

Sau cuộc tấn công của Nga vào Ukraine và những lời đe dọa cắt đứt nguồn cung cấp nhiên liệu của Điện Kremlin, chính phủ Đức đã quyết định xây dựng những cơ sở hóa lỏng khổng lồ - nhiều nhất là 4 cơ sở - để ngăn chặn khí đốt của Nga và hoạt động như một cứu cánh trong trường hợp Moscow tắt nguồn cung. Chi phí đối với người đóng thuế hiện nay dường như là một vấn đề cần cân nhắc thứ yếu.

Thế giới sẽ ra sao nếu không có khí đốt của Nga - 1

EU muốn chấm dứt phụ thuộc khí đốt Nga vào năm 2030. Trước mắt, trong vòng một năm, họ muốn giảm được hai phần ba lượng khí đốt mua của Nga, vốn chiếm 40% sản lượng mà họ mua năm ngoái. Vậy khối lượng cắt giảm khổng lồ này được thay bằng cách nào? Họ đặt cược vào khí đốt tự nhiên hóa lỏng (L.N.G).

“Chúng tôi đang hướng tới việc xây dựng L.N.G.”, Robert Habeck, Bộ trưởng Kinh tế của đất nước, gần đây cho biết trước khi hội đàm với các nhà cung cấp khí đốt tiềm năng.

Các nhà lãnh đạo châu Âu muốn mua 50 tỷ mét khối LNG năm tới, chiếm khoảng một nửa lượng khí đốt của Nga mà họ muốn cắt giảm. Cùng với đó, họ dự tính mua thêm khí đốt thông qua các đường ống từ Na Uy và Azerbaijan. Họ cũng muốn giảm tiêu thụ bằng cách tăng cường các dự án điện gió và mặt trời, đồng thời kêu gọi người dân tiết kiệm điện.

Nhưng các nhà phân tích cho rằng, châu Âu sẽ phải vật lộn để có thể thay thế nguồn khí của Nga trong thời gian ngắn. Đó là lý do khiến Đức đưa ra các kế hoạch ứng phó khi thiếu khí đốt.

Trong nhiều năm, châu Âu đã nhập khẩu một khối lượng lớn khí đốt từ Nga để sưởi ấm cho các ngôi nhà và ngành công nghiệp điện, nhưng giờ đây, hoạt động đó, phụ thuộc vào các đường ống trị giá hàng tỷ đô la, phải đối mặt với việc cắt giảm nghiêm trọng.

Vấn đề hiện tại là cả thế giới sẽ ảnh hưởng khi EU muốn dừng mua khí đốt Nga để chuyển sang các nguồn khác. Điều này làm tăng khả năng về một cuộc cạnh tranh giành giật khí đốt ở cấp độ toàn cầu mà các nhà phân tích cho là đang khá nóng. Châu Á thường là điểm đến chính của L.N.G. Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc là những người mua hàng đầu trong năm ngoái.

Lượng khí đốt mà EU muốn bổ sung năm tới sẽ làm tăng nhu cầu toàn cầu thêm 10%. Triển vọng đó có thể khiến giá khí đốt đã chạm mức kỷ lục trong những tháng gần đây, tiếp tục ở mức cao. Ví dụ, cuối tuần trước, hóa đơn năng lượng của hàng triệu người tiêu dùng Anh đã tăng 54%, phần lớn là do chi phí khí đốt tăng vọt. Giá hợp đồng tương lai không có dấu hiệu giảm.

Ngay trước khi giới chức EU hành động, dòng L.N.G đến châu Âu cũng đã tăng vọt gấp 7 lần so với một năm trước. Nguyên nhân là giá cao thu hút các nhà xuất khẩu từ Qatar, Australia và nhất là Mỹ. Sự giàu có về năng lượng mang lại ảnh hưởng chính trị. Washington muốn cung cấp LNG để giúp châu Âu phá vỡ các liên kết năng lượng với Nga, một mục tiêu lâu nay của một số chính trị gia Mỹ.

Nền kinh tế lớn nhất châu Âu “nghèo đi” vì xung đột Nga-Ukraine

Bộ trưởng Kinh tế Đức đã cảnh báo rằng nước này "sẽ nghèo đi" vì cuộc tấn công của Nga vào Ukraine khi giá năng lượng tăng cao gây lạm phát kỷ lục và đe dọa đưa...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Nguyễn (Theo NYT) ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN