Thế giới cần có bao nhiêu tiền để hồi phục sau đại dịch COVID-19?
Quy mô gói tài chính cần thực hiện để chống lại tác động của virus corona đối với nền kinh tế có thể tương đương với 30% sản lượng toàn cầu.
Ông Hamish Doulass, chủ tịch kiêm giám đốc phụ trách đầu tư của Magellan Financial Group, cho biết việc các quốc gia áp dụng tình trạng khẩn cấp y tế sẽ khiến cho gần như toàn bộ nền kinh tế toàn cầu sẽ tê liệt trong vòng 2 đến 6 tháng tới. Điều này có thể dẫn đến sự sụp đổ gần như hoàn toàn về nhu cầu đối với nhiều doanh nghiệp trong giai đoạn này.
Kinh tế thế giới lao đao khi tình hình dịch bệnh khó kiểm soát (Nguồn: straitstimes)
"Chúng ta không thể biết những hệ quả xảy ra trong giai đoạn này do chưa thấy được quy mô và hiệu quả của các động thái tài chính mà các chính phủ và ngân hàng trung ương đưa ra. Phản ứng tài chính tối thiểu cần thiết là chưa từng có và có khả năng bằng 20-30% GDP toàn cầu", ông bình luận.
30% tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu sẽ tương đương với khoảng 26 nghìn tỷ đô la Mỹ (37,5 nghìn tỷ đô la Singapore), dựa trên ước tính của Quỹ tiền tệ quốc tế vào năm 2019. Con số này lớn hơn so với quy mô của thị trường Kho bạc Hoa Kỳ - dưới 17 nghìn tỷ đô la Mỹ vào cuối tháng 2/2020.
Hiện nay, nhiều quốc gia, đặc biệt là các thị trường mới nổi, có thể không đủ nguồn lực. Nhưng những nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Đức có đủ khả năng đối phó. Các chính phủ trên thế giới cho đến nay đã cam kết hỗ trợ gói tài chính trị giá hơn 1,9 nghìn tỷ đô la Mỹ.
Mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một gói cứu trợ thứ hai, trong khi đó Canada, Đông Âu và Thổ Nhĩ Kỳ cũng tăng cường các biện pháp kích cầu.
Một số chính phủ đã phân bổ nguồn tiền cho việc phát triển các dịch vụ chăm sóc y tế, trong khi một số chính phủ đang lên kế hoạch cho các biện pháp nhắm tới mục tiêu như giảm thuế và hỗ trợ cho vay.
Nguồn: [Link nguồn]
Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) vừa cho biết, trong 2 tháng đầu năm 2020, có 20.502 lao động Việt đi làm...