Thân thế người duy nhất biết vị trí chôn kho báu trị giá 28.000 tỷ đồng

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Là những người duy nhất biết được nơi an nghỉ của nhà vua Alaric và số của cải trị giá 1,2 tỷ USD, người thợ mỏ bí ẩn hiện đang ở đâu?

Alaric là vị vua người Visigoth, vào năm 410, ông cùng quân đội thiện chiến của mình đã chiếm thành Rome trù phú - trung tâm của đế chế La Mã. Sau cuộc chinh phạt, ông thu được 2 tấn vàng ròng, 12 tấn bạc, quần áo lụa không đếm xuể, 1.300 kg ớt cùng với nhiều đồ vật giá trị khác. Theo ước tính, tổng giá trị kho báu có thể lên tới 1,2 tỷ USD (tương đương 28.000 tỷ đồng).

Alaric qua đời một thời gian ngắn sau khi cướp phá thành Rome. Cho đến nay, nơi chôn cất vị vua này vẫn còn là điều bí ẩn. Nhiều người tin rằng, một dòng sông chảy qua Cosenza ở phía Nam Italy chính là nơi ông yên nghỉ.

Vì lo sợ những kẻ trộm mộ, 1 nhóm binh sĩ của vua Alaric đã tạm đổi hướng dòng sông, chôn cất ông cùng với phần lớn của cải trong một ngôi mộ đá, sau đó để dòng nước chảy lại như cũ.

Vua Alaric cưỡi ngựa diễu hành qua thành phố Athens khi chinh phạt thành phố này năm 395.

Vua Alaric cưỡi ngựa diễu hành qua thành phố Athens khi chinh phạt thành phố này năm 395.

Nhiều năm sau đó, 1 thợ mỏ có tên Asalem cùng con trai của mình trong 1 lần săn thú men theo đường suối đã tìm được 1 thỏi vàng nặng 2kg cùng 1 rương đá quý. Asalem được cho là binh sĩ sống sót duy nhất sau khi chôn cất vị vua tài giỏi.

Thế nhưng, không ai biết được tung tích của Asalem, nhiều người cho rằng anh ta đã trốn đi sau khi sở hữu báu vật trời cho, nhưng cũng có lời đồn đoán rằng anh ta là sứ giả canh gác kho báu của nhà vua Alaric.

Chuyện về kho báu Alaric vẫn chưa dừng lại ở đó. Năm 1983, một cựu sĩ quan SS tên Blume qua đời tại Brazil. Dưới mắt những người hàng xóm, Blume sống rất nghèo khổ nhưng khi ông ta chết, trong phòng ở khách sạn tồi tàn ở miền Bắc Italy, có 1 chiếc vali gồm 20.200 đồng tiền vàng cổ Roma. Những đồng tiền vô giá này gần như chắc chắn là một phần được chia từ kho báu của nhà vua Alaric.

Liệu những người có trong tay thông tin về kho báu của vua Alaric có đang tồn tại hay không? (Ảnh minh họa)

Liệu những người có trong tay thông tin về kho báu của vua Alaric có đang tồn tại hay không? (Ảnh minh họa)

Với sự giúp đỡ của chính quyền thành phố Cocenza, đầu tháng 3/2021, các nhà nghiên cứu Italy đã chính thức tiến hành nghiên cứu nhằm tìm kiếm nơi yên nghỉ của vua Alaric và số của cải trị giá 1,2 tỷ USD.

Các nhà khoa học Italy và chính quyền Cosenza xác định 5 địa điểm có thể là nơi chôn cất vua Alaric. Họ dự kiến sử dụng máy bay trực thăng không người lái, radar xuyên đất, công nghệ hồng ngoại và các thiết bị điện từ nhằm tìm kiếm ngôi mộ chứa kho báu có thể đang nằm sâu 8m dưới mặt đất.

Mario Occhiuto, thị trưởng thành phố Cosenza nói: "Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ dự án. Nhờ công nghệ hiện đại, lần đầu tiên chúng tôi có cơ hội tiến hành nghiên cứu một cách có hệ thống về kho báu của vua Alaric. Thành Troy vẫn chỉ là một huyền thoại cho đến khi được phát hiện vào những năm 1870. Pompeii cũng được tìm thấy vào thế kỷ 18. Chúng tôi thực sự rất quyết tâm. Đây có thể là kho báu lớn nhất trong lịch sử nhân loại và là một phần di sản thế giới".

Còn về 3 người biết được kho báu vô giá kia, dù là những câu chuyện được thêu dệt hay là sự thật, dù có hay không, họ cũng thực sự là những người may mắn!

Lấy tiền trúng xổ số độc đắc mua đất, ông lão ”vớ bở” kho báu khổng lồ

Dùng tiền trúng giải độc đắc mua đất để trồng rau, ông Pillai vô tình đào trúng kho báu chứa đầy vàng trị giá hàng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thanh Minh (Nguồn Live Science) ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN