Tại sao Mỹ lại nhắm vào tiền điện tử như một biện pháp trừng phạt tiếp theo dành cho Nga?
Tiền điện tử chiếm một phần lớn trong hệ thống tài chính của Nga so với hầu hết các quốc gia khác.
Washington đã áp dụng lệnh trừng phạt lên một lĩnh vực mới đối với nền kinh tế của Nga: tiền điện tử. Việc nhắm mục tiêu đến quyền truy cập của quốc gia vào tiền điện tử, chẳng hạn như bitcoin và ether, sẽ đưa chính sách trừng phạt vào các khu vực chưa được quản lý trước đó. Việc chặn các giao dịch sẽ là một thách thức vì bản chất của những giao dịch này là riêng tư, các loại tiền kỹ thuật số được thiết kế để tồn tại không có biên giới và phần lớn nằm ngoài hệ thống tài chính do chính phủ quản lý.
Chính quyền Biden đang trong giai đoạn đầu khám phá khu vực này, với mục đích làm gián đoạn hoạt động kinh tế trong nước, The Wall Street Journal đưa tin hôm thứ Sáu, dẫn lời một quan chức chính quyền. Các biện pháp trừng phạt đối với các hoạt động tiền điện tử của Nga sẽ cần được thực hiện theo cách không phá hủy thị trường tiền điện tử rộng lớn hơn, điều này có thể gây khó khăn cho việc áp đặt chúng, quan chức này cho biết.
Marlon Pinto - Giám đốc Công ty tư vấn rủi ro AnotherDay có trụ sở tại Anh, cho biết tiền số chiếm một phần lớn trong hệ thống tài chính của Nga so với hầu hết quốc gia khác. Một báo cáo của chính phủ Nga ước tính rằng, có hơn 12 triệu ví tiền điện tử được mở bởi các công dân Nga, với số tiền khoảng 2.000 tỷ ruble, tương đương khoảng 23,9 tỷ USD. Bên cạnh đó, dữ liệu hồi tháng 8/2021 từ Đại học Cambridge cho thấy, Nga là quốc gia đứng thứ ba về khai thác Bitcoin.
Chưa rõ tính khả thi của lệnh trừng phạt này nhưng hiện nay giao dịch Bitcoin của người Nga đang tăng lên đột biến. Dữ liệu của Kaiko - đơn vị nghiên cứu tiền số có trụ sở tại Pháp, cho thấy khối lượng Bitcoin định giá bằng đồng ruble đã tăng lên gần 1,5 tỷ ruble vào cuối tuần trước, đạt mức cao nhất kể từ tháng 5/2021. Giao dịch tập trung trên Binance.
Khối lượng giao dịch tiền điện tử dựa trên đồng ruble tăng đột biến khi các nhà đầu tư tranh nhau tìm cách giảm tỷ lệ nội tệ Nga trong tài sản ròng. Việc này bắt nguồn từ lo sợ các lệnh trừng phạt nghiêm ngặt hơn của phương Tây. Đồng tiền của Nga đã giảm hơn 8%, xuống 90 đồng đổi 1 USD vào tuần trước và kéo dài đà trượt thêm 28% vào đầu ngày 28/2, đạt mức thấp kỷ lục 118 ruble đổi 1 USD.
Quốc đảo này có diện tích nhỏ, quy mô GDP nền kinh tế thấp hơn nhiều so với Việt Nam.
Nguồn: [Link nguồn]