Tại sao giàu "sụ" như Elon Musk và Mark Zuckerberg vẫn thích thế chấp nhà để vay tiền ngân hàng?
Ngay cả những người giàu nhất thế giới như Elon Musk hay Mark Zuckerberg cũng chọn thế chấp nhà của họ để vay tiền ngân hàng
Nhiều người nghĩ rằng khi đã trở thành tỷ phú, ai cũng sẽ mua bất cứ thứ gì mình muốn bằng tiền mặt, đặc biệt là một nhu cầu cơ bản như nhà ở. Tuy nhiên, ngay cả những người giàu nhất thế giới như Elon Musk hay Mark Zuckerberg cũng chọn thế chấp nhà của họ để vay tiền ngân hàng.
Tại sao? Thực ra tất cả đều liên quan đến một cách quản lý tiền bạc rất thông minh.
Tỷ phú Mark Zuckerberg
Trước hết, việc thế chấp giúp họ giữ được tiền mặt trong tay. Mặc dù dòng tiền không phải là vấn đề đối với những người như Musk, nhưng vẫn là một công cụ hữu ích. Nhà ở là một tài sản "không thanh khoản", không giống như cổ phiếu có thể bán ngay lập tức, việc bán nhà sẽ mất chút thời gian.
Thay vì rót hàng triệu USD vào tài sản cố định như nhà ở, những người siêu giàu thường thích giữ tiền mặt ở nơi dễ tiếp cận, sẵn sàng cho các khoản đầu tư mới hoặc những cơ hội kinh doanh tiềm năng. Họ hoàn toàn có thể trả tiền vay thế chấp trong khi vẫn có tài sản thanh khoản dành cho những mục tiêu sinh lợi khác.
Như Matt Wilson, một nhà hoạch định tài chính, nhận định: "Thế chấp mang lại sự linh hoạt hơn cho người giàu trong việc quản lý tiền. Họ có thể tận dụng các cơ hội đầu tư khác mà không cần phải ràng buộc một khoản tiền lớn vào một nơi cố định".
Bên cạnh đó, theo các chuyên gia tài chính, việc thế chấp nhà còn có một lợi ích khác: khấu trừ thuế. Tại Hoa Kỳ, lãi suất thế chấp được khấu trừ thuế đối với các khoản vay lên tới 750.000 USD. Điều này giúp các tỷ phú vẫn có thể hưởng lợi từ việc giảm thuế, dù cho đó chỉ là một số tiền không quá lớn đối với họ.
Tỷ phú Elon Musk
Một lý do khác để chọn thế chấp là lợi nhuận đầu tư. Hiện tại, lãi suất thế chấp trung bình dao động quanh mức 6,2%. Tuy nhiên, theo thống kê, thị trường chứng khoán thường mang lại lợi nhuận trung bình hàng năm khoảng 10%. Ngay cả khi lợi nhuận thực tế chỉ khoảng 7%, con số này vẫn cao hơn chi phí vay thế chấp.
Hãy suy nghĩ theo cách này: thay vì chi ngay 500.000 USD để mua một ngôi nhà, bạn có thể vay thế chấp, đầu tư số tiền đó vào cổ phiếu và có thể thu về lợi nhuận 8%. Về lâu dài, bạn sẽ có nhiều tiền hơn. Đó chính là cách tối ưu hóa tài sản.
Chuyên gia tài chính Sarah Newman giải thích: "Tại sao phải trả hết nợ thế chấp khi bạn có thể đầu tư số tiền đó và kiếm được lợi nhuận cao hơn? Quan trọng là phải khiến tiền của bạn làm việc hiệu quả hơn".
Tỷ phú luôn nằm trong top giàu nhất thế giới từng thẳng từng từ chối cho con gái vay tiền để sửa bếp.
Nguồn: [Link nguồn]