Sống lại đam mê, tôi gỡ lại bàn thua khi đầu tư đúng hướng
Tôi là một nhà đầu tư đã được trang bị kiến thức phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật, “ăn chứng khoán, ngủ chứng khoán” được mấy năm nay. Số vốn dùng để đầu tư là nhờ biết bao tháng ngày tôi tích góp từ thu nhập của một người bán hàng và sau đó là quản lý của một nhãn hàng cơ khí Đức. Nghĩa là những đồng tiền đó hoàn toàn từ mồ hôi nước mắt của tôi, nên tôi rất thận trọng khi chuyển sang lĩnh vực mới mẻ: chứng khoán.
Khoảng cuối năm 2009, trong một dịp ngồi với bạn bè, tôi được kể rằng thị trường chứng khoán (TTCK) đang tăng rất mạnh. Theo các chuyên gia chứng khoán thì sau sóng điều chỉnh năm 2008, từ cuối tháng 2 năm 2009 thị trường trở lại chu kỳ tăng giá và được chờ đợi sóng bứt phá không thua kém giai đoạn 2006-2007. Với chút kiến thức về tài chính của một cử nhân tốt nghiệp từ một trường kinh tế lớn ở Hà Nội cùng niềm tin rằng các doanh nghiệp đang hoạt động rất ổn, những biến động về lạm phát, tỷ giá năm 2008 chỉ là nhất thời, tôi không khó bị thuyết phục bởi những dự báo như nói trên về xu hướng của TTCK Việt Nam.
Ban đầu tôi chỉ đầu tư thăm dò với phần nhỏ vốn của mình. Và như một số người hay đùa “cờ bạc đãi tay mới”, tôi đã có khoản lợi nhuận rất tốt, một bằng chứng rất thuyết phục cho quyết định tham gia thị trường.
Sau thành công ban đầu với lượng vốn nhỏ chỉ là đầu tư thăm dò, tôi đã quyết chí gắn bó với nghề và dồn toàn bộ vốn tích lũy để đầu tư. Với bản tính ham học hỏi, hàng ngày xách laptop lên sàn “ngồi đồng” để vừa theo dõi bảng điện, vừa học hỏi từ các nhà đầu tư (NĐT) đàn anh, các bạn môi giới, lướt tin tức trong nước, quốc tế, tìm kiếm tài liệu về phân tích kỹ thuật để nghiền ngẫm. Sau bữa cơm tối lại “ngồi đồng” với cái laptop để đọc tin tức, lướt các diễn đàn mạng về chứng khoán, theo dõi diễn biến của các chỉ số Dow Jones, S&P500, Nasdaq…
Suốt cả năm 2010, chỉ số VN-Index có dao động nhưng không lớn, trào lưu đầu tư theo “đội lái” rất thịnh hành. Dù với bản tính rất bảo thủ, thận trọng, tôi cũng không đứng ngoài trào lưu đó và cũng có lúc lãi lúc lỗ. Nhưng chốt lại năm 2010 lãi cũng chỉ ngang mức gửi tiết kiệm.
Năm 2011 thực sự là một năm khó khăn và khốc liệt. Tôi không thể nhớ đã bao nhiêu lần mua rồi cắt lỗ. Và tổng kết thành quả năm 2011, tôi đã thua lỗ 60% số vốn đầu tư ban đầu.
Thông tin về thị trường chứng khoán được cập nhật nhanh chóng, đầy đủ trên 24HMoney
Khởi đầu năm 2012, thị trường đã có sự khởi sắc, giá tăng và thanh khoản cũng tăng mạnh. Với tâm lý gỡ gạc, tôi đã quyết định thử với vay ký quỹ. Đồng hành với sự lên xuống của chỉ số VN-Index, tại con sóng đầu năm 2012 thì tôi đã lấy lại gần như toàn bộ thua lỗ của năm 2011 nhưng nửa cuối 2012 lại lỗ tiếp. Chốt năm 2012, lượng vốn của tôi chỉ còn khoảng gần 20% so với vốn đầu tư ban đầu. Một nỗi xót xa khôn tả!
Rút kinh nghiệm từ thất bại những năm 2011-2012, tôi xác định nói không với tin đồn, nói không với “đội lái” và nói không với vay ký quỹ. Tôi tự phân tích tình hình hoạt động của doanh nghiệp, tự phân tích biểu đồ kỹ thuật các mã cổ phiếu, theo dõi diễn biến giao dịch các mã đó một thời gian rồi mới mua và nắm giữ. Với lượng vốn còn lại ít ỏi, để trở về vốn đầu tư ban đầu sẽ là một quá trình rất rất lâu. Vì vậy, tôi đã vay mượn thêm ít vốn của người thân để tránh bị áp lực như vay ký quỹ hay cầm cố. Và năm 2013 đã cho tôi một chút thành quả theo chiến lược này.
Niềm vui ngắn chẳng tày gang – Một chút vui mừng trong năm 2013 được duy trì thêm đến đầu 2014 để sau đó lại là những nỗi thất vọng. Nào là khủng hoảng địa chính trị ở Ukraina, nào là sự kiện biển Đông, sự kiện bắt chủ tịch Tập đoàn Đại dương (OGC), giá dầu thế giới giảm sốc và cuối cùng là Thông tư 36. May mắn là không hề vướng víu tới “đòn gánh, đòn bẩy”, xác định mua và nắm giữ. Nhưng nhìn lại gần 1 năm rưỡi qua theo đuổi chiến lược đầu tư này, giá cổ phiếu không nhích lên được “line” nào, có mã cổ phiếu giá còn giảm về đáy từ khi niêm yết dù doanh thu năm 2014 đã tăng gấp 4 lần năm 2013, lợi nhuận năm 2014 tăng gấp đôi năm 2013 và 4 năm qua doanh nghiệp chưa từng có năm nào kinh doanh bị thua lỗ. Thế là lại thất bại với chiến lược mua – nắm giữ!
Phải nói chân tình rằng, sau 5 năm tham gia thị trường, không những thất bại nặng nề mà tới lúc này tôi không còn chút niềm tin vào thị trường, không biết phải đầu tư như thế nào mới thành công?
5 năm trôi qua, tôi cũng đã phải trả cái giá quá đắt: suốt ngày chỉ “ngồi đồng” với cái laptop, ăn chứng khoán, ngủ chứng khoán, cuộc sống tằn tiện, thua lỗ nặng đến mức đi đâu không dám giới thiệu làm nghề gì nên cũng không dám đi ra ngoài. Thân phận NĐT chứng khoán sao mà tủi! Mà tôi có làm gì xấu đâu, tôi đầu tư bằng tiền mồ hôi nước mắt của bản thân và của người thân tôi đấy chứ? Thế mà lúc mới tham gia, tôi đã tự huyễn hoặc rằng TTCK là một thị trường bậc cao nên NĐT chắc hẳn cũng được ngẩng cao đầu!
Đã từng nghĩ đến chuyện tìm công việc khác để làm, nhưng ở cái tuổi trung niên, đã 5 năm ẩn mình vì chứng khoán giờ biết làm sao đây? Và tôi đã gần như thuộc vào nhóm “dặt dẹo” khi tài sản tích cóp lần lượt ra đi. Tôi bắt đầu rơi vào kỳ “ngủ Đông” không hẹn ngày trở dậy.
Thế nhưng một lần “dặt dẹo” cà phê buồn với bạn vào đầu 2019, tôi đã được một người bạn mách nhỏ “Trở lại chứng khoán đi, với cái đầu như mày, buông bỏ thì phí lắm. Hơn nữa thị trường chứng khoán bây giờ đang thực sự khởi sắc”. Ông bạn nhiệt tình nhanh tay cài vào máy tôi luôn một app xa lạ: 24hmoney!
Tôi hờ hững đọc, nhưng càng đọc những bài trên app này, tôi càng thấy hấp dẫn. Dòng máu chứng khoán của tôi lại chảy hừng hực vì những thông tin đầy gợi mở và hấp dẫn trên app 24hmoney.
Mỗi ngày, tôi có thể đọc hàng trăm tin, bài với đầy đủ số liệu chi tiết từ lúc tôi mở mắt cho đến hết đêm khuya. Có nghĩa rằng, thông tin từ 24hmoney luôn đồng hành cùng tôi.
Chính 24hmoney đã tạo cảm hứng cho tôi quyết tâm trở lại đường đua cũ. Từ 24hmoney, tôi có thể theo dõi được biến động của chỉ số thị trường, biến động của các mã cổ phiếu. Đặc biệt, có thể xem luôn báo cáo tài chính và phân tích kĩ thuật ngay trên app bằng điện thoại, mọi lúc mọi nơi chứ không cần phải dùng máy tính hay laptop, rất tiện ích, rất phù hợp với nhu cầu.
Đầu tiên, tôi lần ngược trở lại “lớp vỡ lòng” khi tham gia game chứng khoán. Bởi đây là phần mềm đầu tư chứng khoán giả lập mô phỏng hoàn toàn theo thực tế diễn biến thị trường chứng khoán Việt Nam và mặc định cho mỗi tài khoản số vốn ban đầu 500 triệu đồng tiền ảo để đầu tư. Ứng dụng giúp cho những người lần đầu tiên muốn tham gia đầu tư chứng khoán được trải nghiệm giống như thực tế để làm quen với thị trường và học cách đầu tư hiệu quả.
Ngoài ra, tôi còn thích tính năng theo dõi mã chứng khoán. Thật đơn giản khi chỉ cần nhấn vào tên mã cổ phiếu sẽ được cung cấp đầy đủ ngay trên chiếc điện thoại của mình.
Hơn nữa, tôi có thể tra cứu các thông tin, dữ liệu về hơn 2.000 doanh nghiệp đang niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam, qua đó có thể đánh giá sức khỏe của từng doanh nghiệp.
Khi dịch Covid bùng phát, mọi việc tạm dừng nghỉ, tôi được nắm rõ hơn về thị trường chứng khoán thế giới cũng như Việt Nam chịu tác động mạnh và liên tục lao dốc. Nhiều mã cổ phiếu giảm sâu so với giá trị thực.
Theo khuyến nghị của các chuyên gia trên các bản tin của app 24hmoney, cộng với nhận định tình hình của cá nhân thông qua việc theo dõi diễn biến thị trường tài chính, chứng khoán, việc ứng phó với covid-19 của Chính phủ Việt Nam và các quốc gia, tôi lựa chọn những mã cổ phiếu có tiềm năng tốt, ít chịu ảnh hưởng dịch bệnh đang bị thị trường định giá rẻ do tâm lý chung để mua vào dần.
Đây cũng là thời điểm chỉ số Vn-Index đã tăng lên hơn 860 điểm, nhiều mã cổ phiếu đã tăng hơn gấp đôi so với vùng đáy. Những thông tin từ 24hMoney đã giúp tôi kiếm được lại dần từ số vốn ít ỏi sót lại.
Thực sự là nhờ 24hmoney, tôi đã “sống lại” với đam mê.
Tôi sẽ luôn coi 24hmoney là một người bạn tin cậy. Tôi không còn trẻ nữa, nhưng những bài học của 24money dành cho, vẫn luôn là những kiến thức luôn tươi mới nhưng đầy già dặn, nghiêm túc và trí tuệ.
Để giảm thiểu rủi ro trong đầu tư, bạn có thể trang bị thêm kiến thức, kỹ năng từ App 24HMoney. Nhanh tay tải App 24hmoney: TẠI ĐÂY. |
Nguồn: [Link nguồn]