Sếp lớn một ngân hàng chi tiền tỷ mua trái phiếu VinFast

Phiên giao dịch đầu năm mới diễn ra trong tâm lý hứng khởi và khép lại với sắc xanh hiện diện trên toàn thị trường.

Theo đó, VN-Index đóng cửa tăng 5,68 điểm (0,59%) lên 966,67 điểm; HNX-Index tăng 0,46% lên 102,99 điểm và UPCom-Index tăng 0,17% lên 56,65 điểm.

Khối ngoại có phiên bán ròng thứ 2 liên tiếp với giá trị hơn 31  tỷ đồng. Lực bán tập trung vào HDB (40,33 tỷ đồng), VIC (15 tỷ đồng), BID (8,5 tỷ đồng)…

VN-Index đóng cửa tăng 5,68 điểm (0,59%) lên 966,67 điểm.

VN-Index đóng cửa tăng 5,68 điểm (0,59%) lên 966,67 điểm.

Thanh khoản thị trường cải thiện đáng kể so với 3 phiên gần đây, đạt 3.571 tỷ đồng. Nhưng vẫn chưa phải là ở mức cao, trong đó thoả thuận đạt 1.326 tỷ.

Trên sàn HoSE, 202 mã tăng giá trong khi chỉ 148 mã giảm; sàn HNX tương ứng là 67 mã tăng và 68 mã giảm.

Trong phiên này, nhóm cổ phiếu ngân hàng tăng rực rỡ. CTG đứng đầu danh sách tăng với mức tăng gần 3%. Tiếp đến là VPB, MBB, TPB...

Nhóm VN30 chứng kiến sự đảo chiều ngoạn mục của CTD, MWG, HPG, MSN...

Trái với sự hưng phấn của thị trường, cổ phiếu VIC có phiên giao dịch không mấy khởi sắc khi đóng cửa sàn bằng với mốc tham chiếu. Hiện giá VIC đang là 115.000 đồng/cổ phiếu.

Thời gian gần đây cổ phiếu VIC đang có chiều hướng đi xuống với những phiên giao dịch "kém sắc" khi liên tục giảm điểm hoặc đứng sàn. Tính chung qua 1 tháng VIC đã "bay" 0,61% giá trị. Còn qua 1 quý, VIC mất tới 4,09% giá trị.

Được biết, Hội đồng quản trị công ty cổ phần Chứng khoán Kỹ Thương đã phê duyệt quyết định bán trái phiếu với người có liên quan là ông Đỗ Tuấn Anh. Ngày giao dịch là 30/12.

Lãi suất của trái phiếu VinFast đang cao hơn lãi suất thị trường.

Lãi suất của trái phiếu VinFast đang cao hơn lãi suất thị trường.

Trái phiếu này được giao dịch do Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh VinFast phát hành ngày 17/12/2019, đáo hạn ngày 17/12/2020, không chuyển đổi, không tài sản bảo đảm, không kèm chứng quyền và được bảo lãnh thanh toán bởi công ty mẹ của VinFast là Tập đoàn Vingroup.

Trái phiếu có tên VF1220224, tổng mệnh giá phát hành tối đa là 5.000 tỉ đồng. Trái phiếu trả lãi ba tháng mỗi lần, lãi suất đối với 4 kì tính lãi đầu tiên là 10%. Đối với mỗi kì tính lãi sau đó, lãi suất được tính bằng trung bình lãi suất tiết kiệm cá nhân 12 tháng trả sau của 4 ngân hàng BIDV, Vietcombank, VietinBank và Techcombank cộng biên độ 4%/năm.

Khối lượng trái phiếu mà ông Đỗ Tuấn Anh mua từ Techcom Securities là 195.000 đơn vị, tương ứng tổng giá trị theo mệnh giá là 19,5 tỉ đồng. Giá mua thực tế là hơn 20,12 tỉ đồng.

Giá giao dịch cao hơn mệnh giá cho thấy lãi suất của trái phiếu VinFast đang cao hơn lãi suất thị trường.

Ông Đỗ Tuấn Anh hiện là Thành viên Hội đồng quản trị của Techcom Securities và Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank - Mã: TCB). Techcombank hiện đang sở hữu 89% vốn của Techcom Securities.

Nguồn: [Link nguồn]

Dù lỗ lớn, bầu Đức vẫn trả hết nợ cho ngân hàng

HAGL Agrico vừa chi 240 tỉ đồng để mua lại trái phiếu trước hạn từ Ngân hàng TMCP Quốc Dân.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thiên Lý ([Tên nguồn])
Tin chứng khoán Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN