Sau cơn "sốt" ảo, giá đất Ba Vì giảm sâu

Hiện tượng sốt đất “ảo” trong thời gian qua chủ yếu xảy ra trong dân và giao dịch trái pháp luật phát sinh trên nền đất nông nghiệp.

Khách "săn" đất Ba Vì trong cơn "sốt" ảo trước đó.

Khách "săn" đất Ba Vì trong cơn "sốt" ảo trước đó.

Công ty Cổ phần Định Anh vừa công bố bảng định giá đất thị trường tính đến cuối tháng Tư. Theo đó, giá đất nội thành tăng trở lại: Quận Ba Đình giao dịch trung bình 181 triệu/m2, tăng 2,5%; Quận Hoàn Kiếm trung bình 506 triệu/m2, tăng 5,6%; Hai Bà Trưng 165 triệu/m2, tăng 8,9%; giá giao dịch trung bình thấp nhất là Phúc Thọ, 9tr/m2...

Những huyện ngoại thành trước đó "sốt" giá ảo như: Đan Phượng, Thường Tín, Ba Vì quay đầu giảm. Cụ thể: Đan Phượng giao dịch trung bình 24,6 triệu/m2, giảm 17,9%; Thường Tín giao dịch trung bình 18,9 triệu/m2, giảm 37%.

Đáng chú ý là huyện Ba Vì, một trong những điểm nóng về đất, được "thổi" giá dựa vào hoạt động du lịch, nghỉ dưỡng giảm 8,6%, giao dịch trung bình 13,4 triệu/m2. Nhà đất ven khu vực đường DT86, xã Thuỵ An giá hơn 1,7 triệu/m2, ven Đại lộ Thăng Long, địa phận xã Yên Bài trung bình 16,7 triệu/m2.

Bảng định giá của Công ty CP Định Anh.

Bảng định giá của Công ty CP Định Anh.

Trước đó Báo Giao thông cũng đã có bài "Hết “sốt” ảo, đất ven đô Hà Nội dần hạ nhiệt", cảnh báo về tình trạng này.

Theo đó, đất nhiều vùng ngoại thành Hà Nội như: Nam An Khánh (Hoài Đức), Hải Bối (Đông Anh)... sau khi bị "thổi giá" lên chóng mặt đã bắt đầu giảm, giao dịch chững lại.

Ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng, hiện tượng sốt đất “ảo” trong thời gian qua chủ yếu xảy ra trong dân và giao dịch trái pháp luật phát sinh trên nền đất nông nghiệp. Người mua và người bán giao dịch kiểu viết tay, nằm ngoài sự kiểm soát của chính quyền địa phương.

Theo ông Đính, nguyên nhân hiện tượng trên là do nhu cầu đầu tư của người dân tăng cao. Trong khi đó dự án chính thức, đúng pháp luật, được Nhà nước công nhận khan hiếm. Từ đó dẫn đến việc nhà đầu tư “lần mò” đầu tư những lô đất ruộng, đất nền theo “sóng”, phát sinh những giao dịch trái quy định. Đa số người mua găm chờ tăng giá.

Nhưng theo quy luật thị trường, khi giá lên đỉnh, không thể sinh lời, đất không có người mua nữa thì giá đứng lại và đi xuống, nhà đầu tư lại ồ ạt bán cắt lỗ. Thường những nhà đầu tư đến sau, mới vào nghề ôm đất sẽ hứng chịu rủi ro. Bên cạnh rủi ro giá xuống còn rủi ro do giao dịch trao tay. Những nhà đầu tư có kinh nghiệm họ thường đứng ngoài cuộc hoặc chỉ lướt nhanh đỉnh “sóng”, rút sớm.

Đủ chiêu “bẻ” cọc khi cơn “sốt” đất đi qua

Lúc đất “sốt” ảo, khách chen chân đặt cọc giữ chỗ, lướt sóng kiếm lời. Khi đất hạ nhiệt, các “thượng đế”...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nam Việt ([Tên nguồn])
Thị trường bất động sản Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN